Đò chiều còn đó người đưa, Ngâm Ai Tư Vãn người xưa đâu rồi

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

QUÀ GIÁNG SINH


O. Henry (1862 - 1910) là cây bút truyện ngắn có bút lực dồi dào của Mỹ. Ông nổi tiếng với những tác phẩm có kết thúc bất ngờ, những tình huống ngẫu nhiên, pha trộn chất mỉa mai châm biếm và giọng điệu thương cảm, xót xa khi viết về những người lao động bình thường, những con người sống dưới đáy của một xã hội xa hoa, giàu có.

Một đồng tám mươi bảy xu, đúng như vậy. Hàng ngày, cô cố gắng tiêu thật ít tiền khi đi chợ. Cô đi loanh quanh tìm mua thứ thịt và rau rẻ nhất cho bữa ăn hàng ngày, ngay cả lúc cảm thấy hết sức mệt mỏi cô vẫn cố tìm kiếm. Tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó.

Della đếm lại số tiền ít ỏi một lần nữa. Không hề có sự nhằm lẫn, chỉ có một đồng tám mươi bảy xu, và ngày mai sẽ là lễ giáng sinh.

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

QUANG TRUNG HÀNH KHÚC



QUANG TRUNG HÀNH KHÚC CA
(Trung Học Quang Trung Bình Khê)
Nhạc La Hữu Vang

Như muôn đóa hoa
Nở tươi thắm bao xuân nồng
Như ngàn ánh sao
Từng đêm lấp lánh trời cao
Như hương gió reo
Nở bông cánh đồng lúa vàng
Như nắng mai hồng
Rạng rỡ quê hương

Quang Trung … muôn đời còn đây (2)
Quang Trung … tên người ngời sáng (2)
Tươi thắm trang sử hào hùng
Bao chiến công người lẫy lừng
Con đường vinh quang
Ngàn sau thẳng tới

Như muôn đóa hoa
Nở theo dấu chân của người
Ta nguyện tiến lên
Rèn trui đức tính hiền ngoan
Luôn luôn gắng công
Học chăm để tròn danh người
Yêu dấu muôn đời
Đẹp mãi Quang Trung

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

PHÂN ƯU


Được tin Bác Fausto Pucillo, thân phụ của chị Elena Pucillo Truong, sau thời gian bạo bệnh đã từ trần, hưởng thọ 84 tuổi.
Chân thành chia buồn cùng với anh chị Elena - Trương Dân, cùng hai bạn Tuyết Nga - Quý Tự và gia đình
Nguyện cầu Bác yên vui nơi chốn vĩnh hằng
NonNuoc BinhKhe
.

CÁO PHÓ


NonNuoc BinhKhe vừa nhận được Cáo Phó của anh chị Trương Văn Dân - Elena Pucillo Truong, người góp bút trên trang nhà :

Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin:
Thân phụ của Elena Pucillo :
Luật sư  Fausto Pucillo
Sinh ngày 3/7/1928
Sau một thời gian bạo bệnh đã từ trần tại thành phố Milano
Mất ngày 22/11/2012
Hưởng thọ 84 tuổi
Tang lẽ sẽ cử hành tại Milano, Italia vào ngày 24/11/2012
Trương Văn Dân và Elena Pucillo Truong
Kính Cáo

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

THẦY TRÒ NGÀY XƯA ẤY


(NHỮNG NGÀY CÒN ĐI HỌC)

Trung Học Quang Trung Bình Khê mở lớp từ năm 1965. Đến niên khóa 1974 - 1975, trải qua 10 năm hình thành và xây dựng đã có đủ các lớp bậc Trung học từ lớp 6 đến lớp 12. Học sinh Đệ nhị cấp của trường thời ấy thấy lớn lên ra, mang niềm hãnh diện là đàn anh đầu đàn của mấy lớp nhỏ.

Học trò Trung học Đệ nhị cấp chúng tôi hồi ấy không còn xưng con với Thầy như ngày xưa xa nữa. Một vài Thầy dạy Đệ nhất cấp mới ra trường, khi về đến Trung Học Quang Trung Bình Khê đã chủ động gợi cho học sinh lớp lớn chúng tôi xưng hô với mấy Thầy như là anh em khi ở ngoài lớp học. Nhưng lớp học trò chúng tôi vẫn ngập ngừng, không dám. Một không khí cởi mở, gần gũi đã có giữa Thầy với Trò. Với phong cách nghiêm nghị, chững chạc … của những người Thầy ngày ấy đã tạo nên một hình ảnh vừa thân, vừa kính giữa Thầy Trò với nhau.

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

BÀN TAY NHỎ DƯỚI MƯA

BÀN TAY NHỎ DƯỚI MƯA – CUỐN TIỂU THUYẾT LUẬN ĐỀ CỦA TRƯƠNG VĂN DÂN


Có 2 tuyến nội dung chạy dọc cuốn tiểu thuyết này, và có thể, tùy theo cái tạng của từng độc giả, tuyến nào sẽ có tác động mạnh mẽ hơn tới tâm trí họ. Tuyến thứ nhất, những lo lắng, ám ảnh về sự bất an của nhân loại trước hàng loạt những nguy cơ đã thấy và sẽ thấy trước cơn lốc hiện đại hóa, toàn cầu hóa. Tuyến thứ hai, câu chuyện tình vô cùng lãng mạn của Gấm và anh nhà báo.

Theo cảm nhận của cá nhân độc giả là tôi, có lẽ, người viết còn thiếu chút gì đó để tạo sự nhuần nhuyễn giữa hai vỉa mạch nội dung này. Nó khiến người đọc phải phân thân, phải tự tách bạch lý trí và tình cảm khi trải nghiệm từng trang sách. Những trang cuối của tiểu thuyết, khi người viết tập trung tinh thần và trí lực vào việc miêu tả cảm xúc và cái chết của cô Gấm, khi anh dường như quên đi mất cái mạch nội dung thứ nhất thì hình như trang văn có được vẻ thống nhất hơn.

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

YÊU MÃI CUỘC ĐỜI NẦY

ĐỌC “BÀN TAY NHỎ DƯỚI MƯA”
Tiểu Thuyết của Trương Văn Dân
Một tác giả người Bình Khê, Tây Sơn, Bình Định
Huỳnh Ngọc Nga - Italia


BÀN TAY NHỎ DƯỚI MƯA đến với tôi qua nhiều chặng nhiêu khê, từ bản in thử bị thất lạc tại nhà một người bạn, đến bản in thật đưọc chuyển từ VN sang nhà em gái tôi rồi qua nhà má tôi để cuối cùng sau gần một tháng mới tới tận tay tôi vào đầu tháng 05.2012.  

Tôi đã đọc văn phong của Dân từ hơn mười năm nay, đã quen với lối viết giản dị “đọc là hiểu liền” của cậu và trong những cái hiểu liền đó tôi hiểu luôn cả nổi băn khoăn, bức xúc cậu muốn nói về những nghịch lý của cuộc đời. Những nghịch lý mà tốt - xấu, hay - dỡ, thiện - ác như nghịch đùa đuổi bắt lẫn nhau trong đời sống hàng ngày của chúng ta.

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

TẢN MẠN VỀ TÂY SƠN - BÌNH ĐỊNH (2)


Tôi muốn tách riêng để nói đôi điều về Tây Sơn.

Ðây là nơi phát tích của Ba vua Tây Sơn mà lẫy lừng nhất là Quang Trung hoàng đế. Ðất Tây sơn chạy dài từ thôn Phú lạc, xã Bình thành đến tận suối Bèo, thôn Trường định, xã Bình hòa, quận Bình khê. Ba anh em nhà Tây Sơn thuở nhỏ theo thân phụ là Nguyễn Phi Phúc đến cư ngụ tại làng Phú lạc rồi sau di chuyển đến làng Kiên mỹ, dọc theo bờ bắc sông Côn. Trên vùng này còn các di tích của ba anh em Tây Sơn: vườn Dinh nơi xưa kia là nền nhà của gia đình Nguyễn Phi Phúc. Bến Trường Trầu là nơi mà thuở nhỏ ba anh em Tây Sơn dùng thuyền nan phụ giúp thân sinh giao lưu buôn bán với thương lái thượng du. Ðình Kiên mỹ bên ngoài là thờ thần nhưng bên trong âm thầm thờ cúng Ba vua Tây Sơn. Ðịa điểm mà năm 1960 nhân dân địa phương xây điện Tây Sơn cũng là di tích cũ nơi có đền thờ Ba vua Tây Sơn xây cất khiêm tốn theo kiểu xưa, náu mình dưới bóng một cây me cổ thụ mà hàng năm vào ngày Rằm tháng 11 âm lịch dân chúng địa phương mang lễ vật, quà bánh đến cúng kính. Vì thời cuộc và trải qua thời gian dài mưa nắng đền thờ nhỏ hẹp này bị sụp đổ chỉ còn lại cái nền nhà, một giếng nước xây bằng đá ong và cây me già cỗi. Xa xa phía sau điện là gò Ðá Ðen, nơi nghĩa binh Tây Sơn thao luyện quân sĩ để mưu đồ nghiệp lớn. Trên dãy Hoành sơn ở phía bờ nam sông Côn (xã Bình tường) tương truyền có ngôi mộ thân phụ Ba vua Tây Sơn, và cũng là nơi ngày trước Nguyễn Nhạc đã nhận ấn kiếm do Trời ban cho để dựng đế nghiệp.

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

TẢN MẠN VỀ TÂY SƠN - BÌNH ĐỊNH



Sinh ra và lớn lên ở thị trấn Phú phong, nơi có sở dệt tân tiến Delignon nổi danh tận Pháp quốc, tôi xin được tự nhận là con dân Tây sơn - Bình định. Tình cảm của tôi đối với quê hương cũng thăng trầm như sự thăng trầm của quê hương mình.

Theo thời gian, nhiều ít đậm nhạt khác nhau, trong tôi thường có sự suy tưởng cảm kích (không dám nói là tự hào) về cái "hùng tâm dũng khí", về "địa linh nhân kiệt" của Tây sơn Bình định. Ðây là nơi phát tích của các anh hùng dân tộc Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Võ Văn Dũng, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, rồi đến Mai Xuân Thưởng, Tăng Bạt Hổ ( ...   ... )

Bên đó, thú thật, có đôi lúc tôi lại lởn vởn chút mặc cảm u buồn, chút bàng hoàng ngao ngán về tâm địa, về sự đối xử trong quá khứ giữa người Bình định với nhau - gay gắt quyết liệt giữa những người khác chiến tuyến đã đành, mà nhiều khi chỉ vì chút danh lợi nhất thời đã có sự phũ phàng với cả bạn đồng hành. Có phải đây là mặt trái của một tấm huy chương? Dầu sao tôi vẫn yêu mến quê hương và yêu mến thiết tha hơn khi mình phải rời bỏ quê hương tìm sống nơi đất khách quê người.

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

ANH HÙNG MAI XUÂN THƯỞNG


Lăng nhà Anh hùng kháng Pháp : Mai Xuân Thưởng


Anh hùng Mai Xuân Thưởng ứng hùng năm Canh Thân (1860), tuẫn quốc năm Ðinh Hợi (1887). Người thôn Phú Lạc, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Ðịnh. Tư cách khác phàm, văn võ gồm đủ.

Theo tài liệu gần đây thì thân phụ của anh hùng Mai Xuân Thưởng là cụ Mai Xuân Tín, Bố chánh sứ tỉnh Cao Bằng, khi mất được vua Tự Ðức ban sắc truy tặng làm Trung Thuận Ðại phu, Án sát sứ (chánh tứ phẩm) tỉnh Cao Bằng, đặt tên Thụy là Ðoan Cẩn. Cụ Mai Xuân Tín là "nho khoa trạc tú, nghệ phố tiêu anh" (tức xuất thân từ khoa cử, tài đức tốt vời). Cụ mất năm 1866 lúc đang làm Bố chánh Cao Bằng, quan cữu được hộ tống về Bình Ðịnh giao cho vợ con cụ nhận an táng tại nguyên quán (Phú Lạc). Lúc ấy Mai Xuân Thưởng mới 6 tuổi.

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

TRUNG THU TRỜI MƯA


SaiGon mấy hôm nay mưa rả rich. Ngoài quê xa, nghe đâu cũng mưa trút ầm ào. Trung Thu mà có mưa thì mấy đứa nhỏ ngoài quê chắc chẳng đủ niềm vui rồi. Trời mưa phải ru rú ở trong nhà, hẳn là không có cái cảnh bầy đoàn rước đèn vui cùng với chị Hằng chú Cuội. Trời mưa nên hẳn là không có hình ảnh bọn trẻ í ới đi rảo khắp đường làng.

SaiGon Trung Thu, đã mấy năm rồi không nhấm nháp đúng hương vị của tết Trông Trăng. Ở đâu cũng là trăng, nhưng trăng rằm SaiGon trở nên nhợt nhạt dưới ánh đèn đường. Đón trăng nhú lên khỏi mấy cái cao ốc, cố đánh lừa với mình là trăng vừa nhô khỏi mấy cành tre, ngọn núi, nhưng rồi lại càng thấy mình trở nên ngớ ngẩn với trăng hơn.

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

THI THOẠI CỦA QUÁCH TẤN

THI THOẠI TRONG DI CẢO CỦA NHÀ THƠ QUÁCH TẤN CHƯA CÔNG BỐ


Hiện nay gia đình nhà thơ Quách Tấn còn trân trọng lưu giữ một chiếc hộp chứa 4 món đồ mà thuở sinh tiền nhà thơ đã xem như báu vật. Đó là tập sách Tô Văn Trung Thi Hiệp Chú, tập Lữ Đường Thi, một khúc sừng sơn ngưu, cùng ba lá mận khô. Với đời thường, giữa cuộc sống bon chen tay làm hàm nhai, những món đồ nầy chẳng đáng được xem là báu vật. Nhưng đối với nhà thơ, mỗi báu vật của ông đã có một mảnh đời luôn sống bên cạnh ông, cùng đi với ông trong khung trời của tâm hồn Mùa Cổ Điển.

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

VĂN TẾ CHỒNG

Ảnh minh họa



*  Bài văn tế do Quách Tấn soạn cho Bà Quả phụ Tam Hà - Trần Thiếu Du tế ngày tuần giáp năm (tiểu tường) của chồng, năm 1948.
Cụ Tam Hà người Thuận Nghĩa, sinh năm Tân Sửu (1901), là con cháu họ Trần ở Bình Khê có mối quan hệ với triều đại Nhà Tây Sơn. Thời Pháp thuộc tham gia tổ chức cách mạng của Đồng Sỹ Bình và Bửu Đình, bị bắt giam ở Lao Bảo ngót 10 năm. Năm 1936, Mặt Trận Bình Dân ở Pháp lên cầm quyền mới được phóng thích. Sau khi ở Lao Bảo về, cụ tham gia biên tập cho tờ Nhành Lúa, tờ báo chống chính quyền bảo hộ thời Pháp thuộc. Làm bạn vong niên với nhà thơ Quách Tấn khi nhà thơ về lại quê nhà tránh loạn lạc thời 9 năm kháng chiến.

Theo thi sĩ Quách Tấn, cụ Tam Hà là người đã tạo điều kiện cho ông bước vào thể loại Văn Tế. Và bài Văn nầy được xem như là bài hay nhất trong các bài thuộc thể loại nầy được biết do Quách Tấn chấp bút.

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

MỘT TẤM LÒNG TRONG QUÁCH TẤN



Hiện nay gia đình nhà thơ Quách Tấn còn trân trọng lưu giữ 4 món đồ mà thuở sinh tiền nhà thơ đã xem như báu vật.

Báu vật thứ nhất : Tập Lữ Đường Di Cảo, tập thơ của Thái Thuận, một Tiến sĩ đời Lê Thánh Tông. Với ông, “những tinh túy gởi gắm trong thơ ca đều kết tinh từ những bài Đường thi”. Mà thơ của Thái Thuận là những bài luật Đường của người Việt Nam mang đậm nét, hình ảnh, phong vị của Đường Thi. Ông viết sau tập thơ : “Viết truyện về Lữ – Đường mà tình cờ được tập thơ của Lữ – Đường, tưởng cũng là một truyện ngẫu nhiên kỳ thú”. Ông đã có tuyển dịch 56 bài thơ của Thái Thuận in thành tập Lữ đường Thi Tuyển Dịch.

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

NHỚ BẠN HIỀN

NHÂN ĐỌC “TRONG NHƯ TIẾNG HẠC BAY QUA” CỦA HUỲNH KIM BỬU


“Trong Như Tiếng Hạc Bay Qua” là tập tản văn & bút ký thứ 2 (tác phẩm thứ 3) của Huỳnh Kim Bửu vừa được nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành vào quý 3 năm 2011. Tác phẩm đầu tay là:”Nơi Con Sông Côn Chảy Qua” (nhà XB Trẻ 2009). Tôi đã được đọc cả hai tập tản văn & bút ký này của anh bởi chúng tôi vẫn thường gặp nhau và gởi tặng “quà sách” cho nhau như một niềm vui, niềm an ủi cần chia sẻ trong cái phố thị nhỏ hẹp buồn hiu này…

Vẫn giọng văn trong sáng, giản dị, và thâm trầm – HKB đã nhẩn nha, đã tẩn mẩn, đã thong dong ghi lại những điều quanh anh ( cả quá khứ & hiện tại) một cách thích thú và chăm chỉ! Anh từ tốn, chậm rải, có chút trang trọng nhớ thương trong hoài niệm để miệt mài ngày đêm bên trang viết - đi hết những khắc ghi nầy, đến sự mô tả kia – những gì đã cho anh một thời quan tâm, gắn bó, sồng và nhớ đến như một điều không thể nào quên trong đời.Đọc văn anh – những bài bút ký về những đề tài hết sức gần gũi, có thể nói là tầm thường (như cái chõng tre, cái phản, cái ao làng. cái nhà bếp. bộ ngựa gõ, cho đến ổ bánh mì nòng giòn, cau, gác trọ…) – nhưng tôi luôn luôn “tủm tỉm cười” vì sự thích thú, đôi khi ngạc nhiên vì sự tế nhị chăm chút tỉ mỉ của anh để làm cho những gì “đã chết đi” sống trở lại tươi mát và mới lạ!

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

BÚT SƠN CỦA BÌNH KHÊ



Sách NHÀ TÂY SƠN của Quách Tấn – Quách Giao nói về núi non vùng đất Tây Sơn có đoạn  chép:
   
Phía bắc sông Côn, núi vùng Tây Sơn Trung cũng có nhiều ngọn cao lớn. Như hòn Ngăn, hòn Bong Bóng ở Vĩnh Thạnh, trông có vẻ ngang ngược như muốn ngăn lối chặn đường thiên hạ đi rừng. Bốn mặt lại có suối khe bao bọc. Thế rất hiểm. Phía đông hòn Ngăn, cách một dòng suối, có hai ngọn nút cao ngất, đứng song song như hai răng nanh. Ðó là hòn Vỏ Cá và hòn Da Két.

Núi càng đi xuống đông thì càng thấp dần.

Sau hòn Vỏ Cá, hòn Da Két, còn hòn Bạc Má và hòn Nước Ðỏ. Hai hòn này có thể coi là một, nếu không có đèo Bồ Bồ chạy ở giữa. Ðèo mở đường giao thông cho khách ở phía đông lên phía tây, ở phía tây xuống phía đông. Núi đèo đều có hình thù và sắc thái đặc biệt, không thể tả nổi.

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

BÀI VĂN BIA CA NGỢI CÔNG ĐỨC QUANG TRUNG HOÀNG ĐẾ

Tượng Quang Trung và Bài Ký được phục dựng ở sân Trường Quang Trung Tây Sơn

Ngày 29 tháng 7 Âm lịch hằng năm là húy nhật của Quang Trung Hoàng Đế.
Người dân Bình Khê luôn tưởng tiếc, kính nhớ ân đức của ba anh em Nhà Tây Sơn. Thời nhà Nguyễn, nhân dân Bình Khê bí mật thờ ba ngài ở Đình làng Kiên Mỹ. Sau nầy, trên nền Đình làng đổ nát ấy, Đền thờ Tam Kiệt Tây Sơn được dựng lên, trước sân có đặt tượng bán thân của Quang Trung Hoàng Đế, và dựng Bi Đình có bài văn bia tán tụng công đức của Ngài. Xuân kỳ Thu tế, cũng như hằng năm địa phương đều tổ chức kỷ niệm Chiến Thắng Đống Đa, ngày mồng 5 tháng giêng Âm lịch, khách khắp nơi đổ xô về tham dự, ngựa xe như nước …

Sau 1975, Đền thờ được tu tạo, xây thêm Bảo Tàng Quang Trung bên cạnh, nhưng Bi Đình cũng như bài văn bia bị hủy. Thật tiếc cho giới văn chương muốn tìm hiểu những công trình văn học xưa. Bài Ký nhân dân Bình Khê tán tụng công đức Quang Trung Hoàng Đế do Quách Tấn chấp bút năm 1961, đã hơn 50 năm, cũng đủ để bài Ký viết theo thể văn biền ngẫu thuở xưa là món cổ.

Gần đây, Bài ký được in lại trong cuốn Nhà Tây Sơn của Quách Tấn - Quách Giao. Sân Trường THPT Quang Trung Tây Sơn (trước kia là Trung Học Quang Trung Bình Khê) có dựng tượng Quang Trung Hoàng Đế và cũng cho khắc lại Bài Ký đó, có lẽ sao lấy từ cuốn Nhà Tây Sơn. Nhưng bản in cuốn Nhà Tây Sơn có quá nhiều lỗi chính tả, và tam sao thì dễ thất bổn, việc sao chép khắc lại bài Ký đã dùng nhiều từ sai lệch. Một số trang mạng như trang báo điện tử Bình Định cũng cho đăng bài Ký, nhưng đăng bài văn dưới dạng câu cú tràng giang đại hải, không đúng với thể văn nầy (!?), và cũng phạm nhiều lỗi đáng tiếc, không trân trọng những gì mà người xưa đã viết về Hoàng Đế Quang Trung.

Gắng sao lục lại và vụng về chú giải những điển tích xưa sử dụng trong bài Ký, một việc không lớn, nhưng mặt nào đó giúp cho lớp trẻ Tây Sơn đọc được chuyện xưa, biết người xưa, tự nghĩ cũng là việc nên làm … Chỉ mong được góp ý, bổ sung, để bài văn bia của nhân dân Bình Khê ngày xưa được trọn vẹn, được đi vào lòng người.

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

XỨ ĐÀNG TRONG NĂM 1621 (13)

Cuốn Lịch sử Xứ Đàng Ngoài A.Rhodes viết năm 1652

CHƯƠNG 13 : VỀ XỨ ĐÀNG NGOÀI

Trong năm năm [1]ở Đàng Trong, tôi chuyên cần tìm hiểu và học để biết chắc chắn những gì liên quan đến Đàng Ngoài; ngôn ngữ là ngôn ngữ chung vì cả hai xứ đều thuộc về một quốc gia. Theo những câu chuyện những người từ Đàng Trong tới tỉnh Quy Nhơn, nơi tôi thường trú, kể lại, tôi sẽ chỉ thuật lại những gì cần thiết cho việc tìm hiểu xứ Đàng Trong và việc cai trị xứ này vẫn còn thuộc về Đàng Ngoài.

Về địa thế, không kể Đàng Trong phụ thuộc vào Đàng Ngoài, thì gồm có 4 tỉnh có bề rộng và bề dài bằng nhau, ở giữa là kinh thành của Đàng Ngoài, tên kinh thành này cũng là tên cho cả nước [2], ở đây có triều đình và có vua cai trị. Kinh thành thì ở giữa có bốn tỉnh vâyquanh như một hình vuông góc, các tỉnh khá lớn, diện tích cả nước gấp bốn lần Đàng Trong. Phía Đông là vịnh Hải Nam, giữa có con sông lớn, thuyền bè đi lại được, nó bắt nguồn từ tỉnh Đàng Ngoài xa chừng 18 dặm, có một số thuyền Nhật Bản.

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

XỨ ĐÀNG TRONG NĂM 1621 (12)


Diễn Tuồng ở Xứ Đàng Trong qua tranh Borrow vẽ năm 1792

CHƯƠNG 12 : ĐỜI SỐNG TINH THẦN Ở ĐÀNG TRONG

Xứ Đàng Trong còn có nhiều đền chùa rất đẹp với tháp cao và lầu chuông. Mỗi địa điểm dù nhỏ bé đến đâu thì cũng có đền chùa thờ cúng thần Phật. Có những pho tượng rất lớn có vàng có bạc chứa chấp và tàng trữ ở trong. Thật không hơn không kém là một kho tàng thánh trong ngực hay trong bụng pho tượng. Không ai dám sờ mó vào trừ khi bị lâm vào cơn túng quẫn cùng cực. Một tên ăn trộm nào đó thò tay lục trong bụng tượng mà không nghĩ đến tầm quan trọng của việc phạm thánh, vì ở đây người ta vẫn quan niệm rằng làm như vậy là phạm thượng. Lại nữa họ đeo ở cổ nào là tràng hạt, chuỗi hột. Họ tổ chức rước sách, lễ lạt rất long trọng, để kính thần Phật như chúng ta thấy nơi những giáo dân sốt sắng nhất của ta. Và hơn nữa có những ông sãi có chức tương ứng với chức tu viện trưởng, giám mục và tổng giám mục cũng cầm gậy dát vàng dát bạc không khác những gậy chúng ta dùng trong Giáo hội.

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

XỨ ĐÀNG TRONG NĂM 1621 (11)



CHƯƠNG 11: THIÊN VĂN

Trước hết nên biết về một ít tục lệ thịnh hành trong xứ này có liên quan tới thiên văn học, nhất là về những thiên thực. Họ ham hiểu biết khao này đến nỗi trong viện đại học [1] của họ có những phòng rất rộng lớn để giảng khoa này một cách công khai và người ta trích ra nhiều tiền thưởng và dành cho các nhà thiên văn lợi tức đặc biệt gồm có nhiều ruộng vườn để làm một thứ tiền lương. Chúa có các nhà thiên văn của chúa. Hoàng tử có các nhà thiên văn của hoàng tử. Những người này chuyên chú học hỏi để rồi thông báo cho đúng thời kỳ có thiên thực. Nhưng họ không có bộ lịch cải cách và những khoa chuyên nghiệp bàn về sự vận chuyển của mặt trời và mặt trăng nên họ thường tính rất sai về mặt trăng và nguyệt thực, do đó thường thường họ nhầm tới hai hay ba giờ và nhiều khi, tuy hiếm hơn, tới một ngày trọn, còn họ chỉ tính đúng về điều chính yếu của thiên thực [2]. Khi họ tính đúng thì họ được ban thưởng cho đất ruộng, trái lại nếu tính sai thì mất cả những ruộng đất đã được từ những lần trước.

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

XỨ ĐÀNG TRONG NĂM 1621 (9)&(10)


CHƯƠNG 9 : QUAN TRẤN THỦ QUY NHƠN ĐƯA CÁC CHA DÒNG TÊN ĐẾN TỈNH ÔNG CAI QUẢN VÀ CHO DỰNG MỘT TRÚ SỞ VÀ MỘT NHÀ THỜ CHO CÁC CHA

Cha Buzomi, cha De Pina và tôi, chúng tôi bỏ Hội An để đi Quy Nhơn theo quan trấn thủ của tỉnh đó. Suốt cuộc hành trình, ông đối đãi với chúng tôi rất lịch sự và tỏ ra hết sức tử tế. Ông luôn luôn để chúng tôi ở cùng nhà với ông và đối xử với chúng tôi một cách rất đặc biệt. Thực ra chúng tôi chẳng có thế giá gì về mặt con người bắt buộc ông phải xử như thế.

Ông dành một chiếc thuyền để phục dịch riêng cho một mình chúng tôi và các người thông ngôn, không muốn cho chúng tôi để đồ đạc ở đó, vì đã có một thuyền khác dành riêng cho việc này. Chúng tôi trẩy đi suốt mười hai ngày với đầy đủ tiện nghi, sáng chiều đậu bến [1]

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

XỨ ĐÀNG TRONG NĂM 1621 (8)


Cảng Đà Nẵng - Xứ Đàng Trong ngày xưa

CHƯƠNG 8 : VỀ THƯƠNG MẠI VÀ CÁC HẢI CẢNG Ở XỨ ĐÀNG TRONG

Xứ Đàng Trong có rất nhiều thứ thuận lợi cho sinh hoạt con người như chúng tôi đã nói trước đây. Vì thế mà dân xứ này không ưa và không có khuynh hướng đi đến các nơi khác để buôn bán, cũng như không bao giờ ra khơi quá xa đến độ không còn trông thấy bờ biển và lãnh thổ của tổ quốc yêu quý của họ [1], mặc dầu họ dễ dàng cho người ngoại quốc vào hải cảng của họ và họ thích thú thấy người ta tới buôn bán trong lãnh thổ của họ, không những từ những nước và tỉnh lân cận mà từ cả những xứ rất xa. Về vấn đề này, họ không cần phải dùng những mánh lới gì lớn, người ngoại quốc đủ bị quyến rũ bởi đất đai phì nhiêu và thèm muốn những của cải tràn đầy trong xứ họ. Không những người xứ Đàng Ngoài, xứ Campuchia và Phúc Kiến và mấy xứ lân cận đến buôn bán, mà mỗi ngày người ta còn thấy các thương gia đến từ những miền đất xa xôi như Trung Quốc, Macao, Nhật Bản, Manila và Malacca. Tất cả đều đem bạc tới xứ Đàng Trong để đem hàng hóa xứ này về. Thực ra không phải là mua hàng hóa mà là trao đổi với cùng một thứ bạc kể như hàng hóa, lúc cao lúc hạ tuỳ theo có nhiều hay có ít bạc, tuỳ theo có nhiều hay ít tơ lụa và những mặt hàng khác.

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

XỨ ĐÀNG TRONG NĂM 1621 (7)


Người Xứ Đàng Trong (Barrow - 1792)

CHƯƠNG 7 : LỰC LƯỢNG CỦA CHÚA ĐÀNG TRONG

Như đã nói ở đầu bản ký sự này là Đàng Trong trước kia là một tỉnh tách rời khỏi xứ Đàng Ngoài. Cụ cố [1] của chúa đương thời đã vô cớ chiếm đoạt, lập nhà nước và phản nghịch cùng chúa Đàng Ngoài. Rồi họ trở nên mạnh dạn hơn khi được cung cấp trong một thời gian rất ngắn, nhiều thứ súng lớn tịch thu và lượm nhặt được do tàu và thuyền chiến bị đắm trôi dạt vào bờ biển: thực ra tàu người Bồ cũng như người Hòa Lan[2] thường đâm vào cồn đá và người bản xứ vớt được như ngày nay có thấy.

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

XỨ ĐÀNG TRONG NĂM 1621 (6)


Bản đồ Xứ đàng trong người Hà Lan vẽ năm 1594

CHƯƠNG 6 : VỀ HÀNH CHÍNH VÀ DÂN CHÍNH NƠI NGƯỜI ĐÀNG TRONG

Tôi sẽ nói vắn tắt đủ để hiểu biết một cách ngắn gọn. Bởi vì nếu tôi trình bày dài dòng quá thì tôi sẽ đi xa ý tôi đã định cho tôi trong bản tường trình này. Nói chung thì việc hành chính có cái gì giống như ở Nhật và ở Tàu. Thế nhưng, người Nhật trọng nhiều về võ thuật hơn về học thuật. Trái lại người Tàu trọng nhiều về học thuật và coi thường võ thuật. Người Đàng Trong không hoàn toàn xa người Nhật và lại cũng gần người Tàu, nghĩa là ở giữa và cũng theo tinh thần của dân tộc mình, vừa trọng võ vừa chuộng văn tuỳ theo cơ hội. Do đó họ thưởng và đặt lên các chức vụ và cấp bậc trong nước, khi thì là các tiến sĩ, lúc thì là các tướng sĩ, họ chỉ định và cắt đặt lúc thì người này khi thì người kia tuỳ theo nhu cầu.

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

XỨ ĐÀNG TRONG NĂM 1621 (5) tiếp theo ...


Xứ Đàng Trong qua tranh của Barrow vẽ năm 1792

CHƯƠNG 5 : VỀ TÍNH TÌNH, PHONG HÓA, TỤC LỆ NGƯỜI ĐÀNG TRONG, CÁCH SỐNG, CÁCH ĂN MẶC VÀ THUỐC MEN CỦA HỌ (tiep theo)

Dân Đàng Trong rất trọng những tục lệ của họ. Họ khinh những tục lệ của người ngoại quốc như người Tàu. Các cha không cần thay đổi y phục, thực ra không khác cách ăn vận chung ở khắp An Độ. Các ngài mặc áo chùng bằng sợi bông rộng gọilà elingon thường làm màu thanh thiên và ra nơi công chúng như thế không thêm áo dái hay áo choàng [7]. Cũng không đi giầy như tục người Châu Au hay người bản xứ: vì giầy Châu Au thì làm gì có mà đi và cũng không ai biết làm [8], còn dép bản xứ thì không sao đi được vì rất bất tiện cho người chưa quen, nên đau chân, bởi vì các khuy làm cho ngón chân dãn ra, ngón nọ cách xa ngón kia, do đó, các ngài ưa đi chân không và bị đau chân hoài nhất là trong lúc đầu, vì đất ẩm ướt, và vì chưa quen. Vẫn biết là sau một thời gian thì theo tính tự nhiên cũng quen dần, da cứng lại đến nỗi không có thấy khó chịu, mặc dầu phải đi trên đường có nhiều đá sỏi và gai. Riêng tôi, tôi đã quen lắm đến nỗi khi trở về Macao, tôi không chịu được giầy, cảm thấy chúng thật nặng nề và làm chân tôi vướng víu làm sao. [9]

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

XỨ ĐÀNG TRONG NĂM 1621 (5)

Xứ Đàng Trong qua tranh của Barrow vẽ năm 1792

CHƯƠNG 5 : VỀ TÍNH TÌNH, PHONG HÓA, TỤC LỆ NGƯỜI ĐÀNG TRONG, CÁCH SỐNG, CÁCH ĂN MẶC VÀ THUỐC MEN CỦA HỌ

Về màu da thì người Đàng Trong không khác người Tàu, tất cả đều có sắc xám xanh [1], nếu là người ở ven biển, còn những người khác từ nội địa cho tới biên giới Đàng Ngoài thì cũng trắng như người Châu Au. Về nét mặt thì cũng giống, như người Tàu, cũng có mũi tẹt, mắt bé. Còn về kích thước thì trung bình, tôi có ý nói, họ không quá lùn như người Nhật, không quá cao như người Tàu. Nhưng về thân hình vạm vỡ thì họ vượt cả hai, về can đảm thì hơn người Tàu, chỉ có người Nhật là hơn họ về một điểm độc nhất là coi thường mạng sống trong gian nguy và chiến trận. Người Nhật không kể chi, không sợ chết bằng bất cứ giá nào. Người Đàng Trong dịu dàng hơn và lịch thiệp hơn khi đàm đạo, hơn tất cả các dân phương Đông nào khác, tuy một đàng dũng cảm, nhưng đàng khác họ lại rất dễ nổi giận.

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

XỨ ĐÀNG TRONG NĂM 1621 (4)



CHƯƠNG 4 : VOI VÀ TÊ GIÁC

Rừng xứ Đàng Trong có rất nhiều voi, nhưng người ta không sử dụng được vì chưa biết cách bắt và luyện chúng. Vì thế phải đưa những con voi đã thuần phục và dạy dỗ từ nước láng giềng Campuchia. Voi ở đây lớn gấp hai voi ở An Độ. Chân và vết chân nó để lại đường kính đo được chừng nửa mét. Răng thò ra từ miệng gọi là ngà voi thì dài tới 4.7m, đó là voi đực. Ngà của voi cái thì ngắn hơn nhiều. Vì thế người ta dễ nhận thấy voi ở xứ Đàng Trong to lớn hơn voi người ta vẫn dẫn đi diễu ở Châu Âu tới mức nào: ngà của các con voi này chưa được 8 tấc.

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

TIN BUỒN


NHẬN ĐƯỢC TIN

Nhà Văn, Nhà Giáo  NGUYỄN MỘNG GIÁC  Sinh năm 1940 ở Bình Định
Nguyên trước là Hiệu Trưởng Trung Học Cường Đễ Qui Nhơn. Tác giả của tập truyện Sông Côn Mùa Lũ.
Định cư ở Westminster, Orange Dístrict, Cali.

Đã tạ thế ngày 02 tháng 07 năm 2012, lúc 22h15’ giờ địa phương. Hưởng thọ 72 tuổi
NonNuocBinhKhe nguyện cầu Thầy thanh thản cõi vĩnh hằng. Chia buồn cùng tang quyến và anh em cựu học sinh Trung Học Cường Đễ Qui Nhơn, anh em TaySon blog, CuongDe - NTH 6875, XuNau org.

XỨ ĐÀNG TRONG NĂM 1621 (3)

VietNam - Đàng Trong cuối thế kỷ 19

CHƯƠNG 3 : ĐẤT ĐAI PHÌ NHIÊU

Người ta dễ dàng nhận thấy là nước lụt đã làm cho đất đai ở xứ Đàng Trong phì nhiêu, như chúng tôi vừa nói. Tuy nhiên, tôi thấy còn phải kể nhiều sự đặc biệt khác nữa.

Nước lụt làm cho đất mầu mỡ và phì nhiêu nên mỗi năm có ba vụ lúa [1], đầy đủ và dồi dào đến nỗi không ai phải lam lũ vất vả để sinh sống, ai cũng sung túc.

Quanh năm có rất nhiều và có đủ thứ trái cây như ở An Độ, vì xứ Đàng Trong có cùng khí hậu như ở An. Nhưng đặc biệt là cam ở Đàng Trong trái lớn hơn ở Châu Au to và rất ngọt. Vỏ rất dể bóc, mềm và ngon, cam có thể ăn được cả vỏ lẫn ruột và có mùi vị thơm như trái chanh [2] ở Ý.

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

XỨ ĐÀNG TRONG NĂM 1621 (1)&(2)



Cristophoro Borri là một giáo sĩ Dòng Tên người Ý đã đến Đàng Trong truyền giáo những năm đầu thế kỷ mười bảy. Bên cạnh việc phụng mệnh Chúa, trong năm năm lưu trú tại Đàng Trong, ông chăm chỉ học tiếng bản ngữ, quan sát phong tục tập quán của người Việt để rồi cuối cùng đã ghi lại các trải nghiệm cùng nhận xét của mình trong bản tường trình về xứ này.

Tác phẩm của Cristophoro Borri được viết bằng tiếng Ý, xuất bản lần đầu năm 1631 tại Rome, hiện tại bản sách này còn được lưu giữ tại Vatican. Về sau, nó được dịch ra các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Hà Lan, v.v… và nay là tiếng Việt, với tựa là Xứ Đàng Trong năm 1621. Bản dịch của Nguyễn Khắc Xuyên, Nguyễn Nghị

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

HỒI ỨC NGÀY QUA

Đình Mỹ Thuận ngày nay


Năm 1950, khi trường cấp II Bình Khê mở năm học đầu tiên tại huyện nhà. Bấy giờ chúng tôi hãy còn rất trẻ, tuổi trên dưới 15. Nam nữ bên nhau cắp sách đến trường chăm lo đeo đuổi học hành.

Những đứa con của làng quê trìu mến, thời bấy giờ đi học trong tình cảnh vô cùng khó khăn nghiệt ngã. Bom đạn chiến tranh, vạn sự thiếu trong đời sống.