Đò chiều còn đó người đưa, Ngâm Ai Tư Vãn người xưa đâu rồi

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

THẰNG GIÀ NOEL


Thằng Già Noel. Vâng, đêm Giáng sinh năm vừa rồi hắn đã bị gọi như thế. Hắn không được gọi bằng Ông thân thương như những ông già Noel khác do mấy đứa bạn của hắn hóa trang. Cái nghề hóa trang thành ông già Noel đem niềm vui đến cho mấy đứa trẻ nhân mùa Giáng sinh, tính đến năm nầy, nếu hắn dằn lòng đeo đuổi thì hắn đã có thâm niên công việc năm thứ tư. Dù sao thì hắn cũng đã tới những ba năm nghề. Cơm cha áo mẹ, gạo dỡ mắm đùm ở quê lên đất Sài gòn cắm đầu với sách vở, đâu phải sinh viên nào nhà cũng nghèo nhớt mồng tơi như nhà hắn, ăn nhín nhịn thèm lại kiên trì bám được tới những ba năm đi làm chuyện ban phát quà tặng như hắn !?

Hắn gọi chuyện hắn làm đó là nghề. Là nghề, nghề nghiệp hẳn hoi. Chẳng lẽ một năm làm có một ngày - không, đúng ra chỉ một buổi - thì không thể gọi chuyện làm đó là một nghề được hay sao.

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

MÙA LÚI LÊN


Đèn trong xe chợt bật sáng lên, xe chầm chậm tấp vào lề nhưng ra vẻ không muốn dừng hẳn lại. Anh phụ xe lách cửa nhảy vội xuống biến vào màn đêm. Loáng thoáng ngoài kia những vệt đèn tín hiệu xanh đỏ quét hất lên trần xe. Chỉ là trạm lưu động của công an giao thông đang làm việc, một vài người khách kéo vội cái chăn đắp trùm lên mặt, họ lơ mơ ngủ tiếp. Thoáng chốc cánh cửa xe đã đóng lại, đèn trong xe tắt phụt chỉ còn lốm đốm vài ánh đèn ngủ tờ mờ. Chiếc xe khách lại tăng ga lao vụt trên đường dài.

Đồng hồ điện tử ở cabin xe nhấp nháy báo đã gần 2 giờ sáng. Ở giường ghế phía trước thằng Kha nằm im lìm không động đậy. Tôi biết nó cũng giống như tôi, từ hôm giờ nó không có ngủ. Đường về quê sáu - bảy trăm cây số, ngày rày lên xe đánh một giấc là sáng đã về tới nhà. Ai cũng nói như vậy. Nhưng tôi với thằng Kha chẳng khi nào ngủ được ngon trên xe trong những chuyến về quê, cho dù bây giờ xe khách đi lại đã có nhiều dễ chịu, tiện nghi hơn lúc trước đây. Lâu lâu mới về quê, ai đã từng trải qua cảnh nầy mới thấy được những thao thức chỉ để đo để đếm từng phút từng giây bước đường trở về…
-  Noel - Tết Tây kỳ nầy tao về quê. Mầy về cùng không ?

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

VĂN TẾ VŨ TIÊN SINH

Nhà nghiên cứu Tuồng : Vũ Ngọc Liễn

Vũ Ngọc Liễn (1924 - 2013)
Ông sinh ngày 18.11.1924 tại thôn Xương Lý (còn gọi là Vũng Nồm), tổng Trung An, huyện Phù Cát - nay thuộc xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Ông được mọi người xem là nhà “Đào Tấn học” có uy tín. Đào Tấn, một đại thần nhà Nguyễn đất Bình Định mê hát bội hơn mê làm quan, được phong là Hậu Tổ Tuồng, được nhiều người biết đến văn tài là nhờ không ít công sức của nhà nghiên cứu Tuồng : Vũ Ngọc Liễn.
Ngày 28.11.2013 ông qua đời đã để lại sau lưng khoảng trống nối tiếp khảo cứu về tuồng, để lại không ít tiếc thương của người hậu thế ở Bình Định.
Bài văn tế hôm đưa linh ông về miền dị lộ của Giáo viên Văn Trường chuyên Lê Quý Đôn -  Quy Nhơn Trần Hà Nam dưới đây đã khắc họa đủ hình ảnh của một Lão Ngoan Đồng - Vũ Ngọc Liễn.

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

"LŨ" Ở TÂY SƠN CÒN ĐÓ NGỔN NGANG


Con lũ ở Tây Sơn - Bình Định đã qua rồi nửa tháng, nhưng những ê chề trong cuộc sống của bà con vẫn còn đó những ngổn ngang. Những hình ảnh mà đại chúng biết về con lũ, có lẽ đọc được sớm nhất từ trang Thanh Niên Online :

Sáng 15.11.2013, nhiều người dân ở các xã Tây Giang, Tây Thuận (huyện Tây Sơn) gọi điện đến các cơ quan chức năng cầu cứu. Theo người dân, lũ lớn nhanh và quá bất ngờ nên nhiều gia đình không kịp trở tay. Trụ điện cao thế tại thôn Trung Sơn, xã Tây Thuận nằm sát suối Cát bị ngã gây mất điện nhiều khu vực huyện Tây Sơn, Vĩnh Thạnh. Cầu bắt qua Suối Cát, vốn đầu tư xây dựng hơn 2,5 tỉ đồng, vừa được khánh thành vào giữa năm 2012 cũng bị lũ cuốn trôi.

Đến trưa cùng ngày, nhiều nơi trên Quốc lộ 19 bị ngập, giao thông bị chia cắt. Đặc biệt, nhiều khu vực tại thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn) lần đầu tiên bị ngập lụt.

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

XUÂN NHẬT TỨC SỰ



春 日 即 事
二 八 佳 人 刺 繡 持,
紫 荊 花 下 轉 鸝。
可 憐 無 限 傷 春 意,
盡 在 停 針 不 語 時。
玄光

XUÂN NHẬT TỨC SỰ.
Nhị bát giai nhân thích tú trì .
Tử kinh hoa hạ chuyển Hoàng ly.
Khả liên vô hạn thương xuân ý.
Tận tại đình châm bất ngữ thì.
Huyền Quang

Với tay thêu cô gái 16 xuân xanh, gấm hoa chầm chậm hiện ra
Dưới tàng hoa Tử kinh rộn ràng tiếng của Hoàng Ly
Lòng vô vàn thương cảm ý xuân
Lan tận đến khi không còn tiếng động của mũi kim thêu

NGÀY XUÂN NGHĨ CHUYỆN
Xuân chầm chậm dệt xuân sang
Dưới hoa oanh thốt rộn tàng Tử kinh
Miên man xuân ngập ý tình
Tận nơi lặng tiếng dặm nghìn thoi đưa


Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

ABC


Có lẽ ngày xưa các cụ của ta hẳn bấn loạn ghê gớm khi bỏ bút lông cầm lấy cây bút sắt để viết chữ quốc ngữ - kiểu chữ abc (!). Cái chữ ta, chữ Nho của Hán ngữ mà lâu nay các cụ tụng như tụng kinh, theo các cụ đó là chữ của thánh hiền. Chữ thánh hiền là chữ của đạo nghĩa. Không ít người kể lại chuyện các cụ khi tập viết chữ, viết xong phải nhai chúng nuốt vào bụng. Chữ của thánh mà vứt bỏ bậy bạ sẽ ô uế, tỏ ra bất kính. Không biết có phải vậy không, nhưng cũng không ít người kể lại rằng các cụ nuốt chữ vào bụng là để chữ ở luôn hẳn trong người, may ra khi đi thi còn có chữ lấy ra tranh làm ông Nghè ông Cống với thiên hạ !

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

MỜI NHAU



Ly nầy, chỉ một nữa thôi !
Bao nhiêu cho đủ một tôi hoang đàng

Của anh đâu chén ngang tàng !
Mời nhau cạn những ngổn ngang chợ đời

Ly nầy, ly nữa hay thôi !
Lơ mơ đáy cốc vần rơi đâu rồi.

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

VUA AN NAM


Đây là một bài báo cũ trích từ tuần báo Le Monde Illustré [số 1665 ra ngày 23 tháng 2 năm 1889 tại Paris] nhan đề "Le Roi d'Annam" từ trang 118-120 do ký giả Jean Locquart tường thuật về việc người Pháp bắt giữ vua Hàm Nghi và đưa ông sang an trí ở Alger. Tài liệu tuy đơn giản nhưng có đính kèm một số hình ảnh hiếm quí, được vẽ lại và khắc bản vì thời đó sách báo chưa làm được bản kẽm theo lối hiện thời. (Tư liệu sưu tầm của người dịch - Nguyễn Duy Chính).

Ông bộ trưởng bộ Hải Quân vừa nhận được tin mới nhất thông báo vua Đồng Khánh nước An Nam đã từ trần ở Huế ngày 27 tháng 1 [năm 1889] sau một cơn bạo bệnh.

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

TIẾNG TỲ BÀ TRONG KHÚC HÁT LƯƠNG CHÂU


Buu Chau mến,

Đất nước mình đã từng trải qua những tháng năm ngập ngụa mùi súng đạn. Lứa tuổi của chúng mình ngày ấy từng chứng kiến cảnh người chung quanh sống nay mà không biết ngày mai có còn hiện diện ở trên đời. Đêm không chỉ xa nghe tiếng súng vọng về mà còn nghe chính tiếng gầm của đại bác ngay giữa lòng phố thị. Từng ấy năm kề cận với lằn ranh giữa sống và chết, hầu hết ai cũng thấy và thông cảm hình ảnh say nằm của người chiến binh trong Khúc Hát Lương Châu của Vương Hàn hơn ngàn năm trước :

LƯƠNG CHÂU TỪ
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

PHONG KIỀU DẠ BẠC


   楓橋夜泊
   月落烏啼霜滿天,
   江楓漁火對愁眠。
   姑蘇城外寒山寺,
   夜半鐘聲到客船。
   張繼

PHONG KIỀU DẠ BẠC
Nguyệt lạc Ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán chung thinh đáo khách thuyền
Trương Kế

Trời đầy sương, trăng lặn, quạ kêu
Nằm trăn trở bên bến phong lập lòe ánh lửa chài
Chùa Hàn Sơn ngoài thành Cô Tô
Buông tiếng chuông công phu (làm tỉnh giấc) khách trên thuyền

ĐÊM BẾN PHONG KIỀU

Trăng tà quạ ngóng trời sương
Bờ phong lưa đốm chài vương giấc gầy
Cô Tô đêm lặng canh chầy
Chuông Hàn Sơn nhẹ tiếng lay khách thuyền


Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

LƯƠNG CHÂU TỪ




 
葡萄美酒夜光杯, 
欲飲琵 琶馬上催。 
醉臥沙場君莫笑, 
古來征戰幾人回。
王翰

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi
Vương Hàn

Rượu bồ đào sóng sánh ánh dạ quang trong chén
Tỳ bà giặc Hồ đã thúc quân vậy cứ hãy uống đi
Có say nằm giữa sa trường ai nỡ giễu cười ta
Vì xưa nay nơi chiến trận đã mấy ai được trở về

KHÚC HÁT LƯƠNG CHÂU

Bồ đào chén ánh dạ quang
Cứ nâng dù giặc thúc vang tỳ bà
Vùi say mặc kẻ cười ta
Mấy khi chinh chiến ai sa trường về



Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

BÀI VĂN BIA TRÊN NÚI THẠCH BI

Núi Đá Bia

Hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, hiện giờ cũng như xưa kia được rạch phân ranh giới bằng dãy núi Đại Lãnh kỳ vĩ. Trên dãy Đại Lãnh đoạn Đèo Cả có Thạch Bi Sơn, hay còn gọi là Núi Đá Bia.

Sách vở của Đại Việt biết đến Thạch Bi Sơn khởi từ cuộc nam chinh của vua Lê Thánh Tôn năm Tân Mão (1471). Nói về cuộc nam chinh nầy, có sách cho rằng quân Đại Việt đã tiến tới Đại Lãnh, như Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí đã ghi (Lê Quang Định soạn năm 1806), được Đại Việt Địa Dư Toàn Biên (gọi tắt là Địa Dư Toàn Biên, còn gọi là Phương Đình Dư Địa Chí do Phương Đình - Nguyễn Văn Siêu và Hữu Trúc - Bùi Quỹ biên soạn dưới triều Tự Đức), mục Tỉnh Bình Định, phụ chép về núi Thạch Bi chép lại :

“Núi nầy ở huyện Tuy Hòa, sách Dư Địa Chí của Lê Quang Định chép rằng : Tương truyền rằng, Lê Thánh Tôn đánh Chiêm Thành, mở cõi đến đấy, lên trên vách đá đỉnh núi, đục đá khắc bia làm địa giới nước ta với nước Chiêm, cho nên gọi núi đó là núi Thạch Bi, nay nét chữ mòn đi, không thể biết được, chỉ tương truyền văn bia ấy nói rằng : Chiêm Thành quá thử binh bại quốc vong, An nam quá thử tướng tru binh chiết, nghĩa là Chiêm Thành sang quá chỗ nầy thì quân thua nước mất. An Nam sang quá chỗ nầy thì tướng bị giết quân tan  …”

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

PHƯỚC AN THƯƠNG HỘI

Cụ Đào Phan Duân

Phước An Thương Hội là một công ty kinh doanh hai dịch vụ buôn bán và vận tải, tại tỉnh Bình Định, nhằm mục đích kiếm tiền lời trợ giúp du học sinh của tỉnh nhà ăn học thành tài.

Thành phần tham gia công ty gồm các vị túc nho từ Tiến sĩ, Phó bảng, Cử nhân, Tú tài, Hàn lâm của hai phủ Tuy Phước và An Nhơn. Vì vậy, ghép hai địa danh là Phước An, đặt tên cho thương hội.

1 - Cách tổ chức:

- Người sáng lập Phước An Thương Hội là Phó bảng Đào Phan Duân ở làng Biểu Chánh, nay thuộc xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, làm cố vấn thường trực.

- Tiến sĩ Hồ Sĩ Tạo, người làng Hòa Cư, nay thuộc xã Nhơn Hưng, huyện An Nhơn, được mời làm cố vấn danh dự.

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

CÂY CẦU SẮT THÉP


Người Pháp có hai công trình thật thú vị, chúng ra đời gần như cùng một lúc và nay đều cùng trở thành biểu tượng của hai quốc gia : Tháp Eiffel, kiến trúc bằng sắt thép cao ngất dựng bên bờ sông Seine và Tượng Nữ Thần Tự Do, tác phẩm điêu khắc đồ sộ đứng trên đảo Liberty. Những ai vui bước đến Paris đều muốn lên tới tận đỉnh tháp cao hơn 300m để rộng tầm nhìn Kinh đô hoa lệ của Pháp. Những ai đặt chân đến New York đều muốn ghé thăm Tượng đài quốc gia của Hoa Kỳ để chiêm ngưỡng hào quang Lý tưởng tự do. Cả hai công trình đến nay xem ra đã hơn 120 năm tuổi.

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

THƯỞNG PHẠT KHÔNG CÔNG BẰNG


Khi một kẻ cầm vận mệnh đất nước như vua Khải Định đã dám tôn mình như thần thánh, nghênh ngang trên đầu dân … thì tránh sao khỏi sự lạm quyền trong việc gìn giữ kỷ cương, phép nước. Tội thứ hai của vua Khải Định trong Thư Thất điều hài ra chính là tội vua lạm quyền thưởng phạt. Tội đáng chết bằng mười vua cho biến thành không, tội chưa phạm đến mảy lông nào vua biến ra thành có. Vua có người thị vệ tên Nguyễn Đắc Vọng, hằng đêm chỉ có nhiệm vụ ôm vua ngủ cũng được vua ban Ngũ đẳng Thị vệ …

Một triều đại thưởng phạt không công bình, làm sao mà có được lòng dân, họa chăng chỉ được lòng của những kẻ xu phụ, những kẻ cơ hội. Phan Châu Trinh trong Thư Thất điều đã vạch ra cái tội lạm quyền thưởng phạt chính là cái họa làm đảo điên đất nước đưa đến cái họa diệt vong vậy.

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

TÔN BẬY QUÂN QUYỀN


Trong thư thất điều vạch 7 tội của vua Khải Định, Phan Châu Trinh chỉ ra tội thứ nhất là Tôn bậy quân quyền.

Vạch tội một ông Vua, Phan Châu Trinh hài tội cả hệ thống quyền lực tôn quân, xem Vua là thiên tử - con trời thay mặt cho trời thống trị. Nền tảng lý luận của ông lấy ngay từ tư tưởng Nho gia chính thống : Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh (trong nước dân là quý nhất, thứ đến mới nói tới đất đai, vật sản, còn vua thì xem nhẹ, không bằng dân và xã tắc). Ông còn mượn tư tưởng phương Tây để xác định vị trí của một ông Vua : Ông Vua hay ông Giám quốc, chẳng qua là người thay mặt cho một nước, cũng như một người quản lý thay mặt cho một Công ty mà thôi

Phan Châu Trinh chỉ thẳng cái nghêng ngang của Khải Định : Bệ hạ lại dám tôn mình như thần thánh, nghênh ngang trên đầu dân. Vậy thời chẳng những dân Việt Nam không thể dung được Bệ hạ, mà dân nước Pháp lại càng khi dễ Bệ hạ nữa

Vì những ông vua từng cho mình là thần là thánh như vua Kiệt, vua Trụ : Rút cuộc lại, vua Kiệt thời đày ra nội Nam Sào, vua Trụ thời đầu treo cờ Thái Bạch

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

THƯ THẤT ĐIỀU



Khoảng hạ tuần tháng 6 năm 1922, vua Khải Định đã có mặt tại Pháp trong chuyến đi gọi là tham dự Hội chợ đấu xảo thuộc địa ở Marseille. Lần đầu tiên một ông vua của một nước phong kiến xuất ngoại. Lần đầu tiên một đấng con trời đã bị thần dân vạch mặt chỉ tên là kẻ đã không làm gì ích cho nước, lợi cho dân. Trong lá thư thất điều gởi đến Khải Định vào thời lúc bấy giờ, chí sĩ Phan Châu Trinh hài ra 7 tội của vua :

Một là tội tôn quân quyền
Hai là tội thưởng phạt không công bình
Ba là chuộng sự quỳ lạy
Bốn là tội xa xỉ vô đạo
Năm là phục sức không đúng phép
Sáu là du hạnh vô độ
Bảy là việc Pháp du ám muội

Bảy tội của một ông vua phong kiến, ngày nay đọc lại vẫn thấy âm vang đanh thép lời cụ Tây Hồ buộc tội kẻ cầm quyền mà không đoái hoài đến thống khổ của tứ dân !

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

VUA KHẢI ĐỊNH DU PHÁP



Ngày 20 tháng 5 năm 1922, vua Khải Định lên đường sang Pháp tham dự Hội chợ đấu xảo Marseille. Đây xem như là lần đầu tiên một ông vua của triều Nguyễn ra nước ngoài.. Chuyến đi của ông đã đem lại nhiều điều tai tiếng không hay. Phan Chu Trinh đã gởi đến ông lá thư vạch ra 7 tội của vua, trong đó có tội thứ 7 là với chuyến du Pháp của vua có hành vi ám muội.

Cùng tháp tùng với Khải Định trong chuyến sang Pháp năm 1922 còn có các vị đại biểu Bắc Kỳ mà trong đó có những người nổi tiếng một thời như Phạm Duy Tốn (cha của nhạc sĩ Phạm Duy), Phạm Quỳnh … Qua ngòi bút của Phạm Quỳnh trong Pháp Du Hành Trình Nhật Ký đăng trên báo Nam Phong thời ấy, ta thử đọc lại một ít những hành trạng của Vua Khải Định trong chuyến sang Tây nầy :

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

MỪNG PHẬT ĐẢN 2013


Chúc Mừng Ngày Đức Phật Đản Sanh PL 2557
NonNuoc BinhKhe gởi đến mọi người lời chúc mừng an lạc
.

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

ĐỘI TÚC CẦU TRUNG HỌC QUANG TRUNG BÌNH KHÊ


Đội túc cầu Liên quân Trung Học Quang Trung Bình Khê và Thanh niên Bình Khê (Ảnh chụp năm 1971 - Photo Trọng Toàn).

Hàng đứng (đội Thanh Niên Bình Khê) từ trái sang : HLV Bảy Sộc (Đỗ Thức), Phong, Cu Vị, Khanh Ù, Quốc Toàn, Thông Cùi, Bá Tư, Phước, Dũng Cẩm, Kim Châu. (Bá Tư và Kim Châu cũng nguyên là học sinh QuangTung khóa 3, năm 1971 đang học ở Trung học Kỷ Thuật Qui Nhơn).

Hàng ngồi (đội Quang Trung Bình Khê) từ trái sang : Tâm Lùn, Kim Đức, Lưỡng, Ngọc Thiện, Anh (Bình Thành), Phúc Anh ( Méo em), Danh, Sỹ Hiền, Phước (Méo anh), Cảnh, ThiSot.

Trong đó một số anh em sau nầy đã thành danh trong làng bóng đá Tỉnh Bình Định như Ngọc Thiện, Kim Đức

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013

HAPPY MOTHER'S DAY



“Trái tim người mẹ là một hố sâu thẳm và mênh mông. Nơi tận cùng của nó, bạn sẽ luôn tìm thấy sự tha thứ.”
(Honoré de Balzac)



Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

QUÁN VĂN VÀ CUỘC CHƠI VĂN CHƯƠNG


Quán Văn, Tập san Văn học Nghệ thuật do nhà văn Nguyên Minh chủ biên, liên kết với nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành đến nay đã ra mắt tập số 014. Trong thời buổi văn chương hạ giới còn rẻ hơn bèo thời cụ Tản Đà, ngày nay mỗi tháng gắng ra đời được một tập, Quán Văn đã đi được những bước đi dũng cảm trong cuộc chơi văn chương, chọn lọc văn thơ đưa đến người đọc. Vào khoảng cuối thập niên 90 thế kỷ trước, (rồi sau đó đến năm 2005 xảy ra tương tự), một nguyệt san chuyên đề về văn học nghệ thuật có nội dung, chủ trương cũng giống như Quán Văn là Hợp Tuyển Thời Văn của các anh Nguyễn Đăng Trình, Nguyễn Liên Châu, Võ Thanh Long, cùng các cây bút Bùi Chí Vinh, Đoàn Vị Thượng, Nguyễn Khắc Phê … ra đến số chủ đề về Bùi Giáng rồi cũng phải bỏ cuộc, đình bản, làm hụt hẫng không ít cho giới ham đọc sách hồi ấy. Chịu nhiều áp lực, Hợp tuyển Thời Văn đã tạm dừng cuộc chơi, trong khi Quán Văn giờ đây lại xông vào cuộc chơi nầy không một chút ngần ngại e dè !

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

KỶ HỢI TUẾ CỦA TÀO TÙNG





己亥
澤國江山入戰圖,
生民何計樂樵蘇。
憑君莫話封侯事,
一將功成萬骨枯。
曹松


KỶ HỢI TUẾ
Trạch quốc giang sơn nhập chiến đồ
 Sinh dân hà kế lạc tiều tô
 Bằng quân mạc thoại phong hầu sự
 Nhất tướng công thành vạn cốt khô  .
Tào Tùng

NĂM KỶ HỢI
(Năm 879 Đời vua Hy Tông nhà Đường)

Non nước Giang Nam đã rơi vào chiến loạn
Kế sinh nhai người dân đâu còn cảnh vui thú nhặt củi hái rau
Xin đừng nói chi chuyện phong hầu, thăng quan tiến chức
Một tướng được đề danh, trong khi đó ngoài chiến trường phơi vạn ngàn xương trắng

NĂM KỶ HỢI

Non sông binh lửa ngập tràn
Hái rau, nhặt củi non ngàn còn đâu
Nhắc chi khanh tướng công hầu
Danh đề một kẻ, trắng màu xương phơi