Đò chiều còn đó người đưa, Ngâm Ai Tư Vãn người xưa đâu rồi

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2012

TỪ BẮC VÀO NAM



Cu kêu ba tiếng cu kêu
Cho mau tới Tết dựng nêu ăn chè
Ăn chè rồi lại ăn xôi
Còn ba cái bánh để rồi hạ nêu

Nay mồng 7 hạ nêu, vậy rồi cũng qua một cái Tết. Sau những ngày sum họp, giờ bắt đầu quay lại với công việc thường ngày. Ở Tây Sơn – Bình Khê may có ngày kỷ niệm Chiến Thắng Đống Đa mồng 5 tháng giêng, bà con còn rán ăn Tết thêm được mấy ngày nữa. Các nơi khác mồng 4 đã vào việc, con cháu đã bắt đầu ra Bắc vào Nam. Thời buổi công nghiệp không còn ăn Tết cả tháng như mấy cụ ngày xưa. Nhưng thời buổi công nghiệp cũng như thuận tiện giao thông đã đưa mối quan hệ giữa các miền đến với nhau gần gũi hơn ngày xa xưa trước. Điều kiện làm việc cùng chung công sở, chung chỗ trọ, nay gái trai Nam Bắc đã dễ gặp nhau hơn. Nhưng với cách biệt cá tính Bắc Nam, không rõ được bao nhiêu phần trăm Nam Bắc đã đến được với nhau.

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2012

CẦU PHAO SÔNG NHỊ



Sông Nhị hay Sông Hồng, Sử xưa gọi là Sông Phú Lương. Cầu phao trên sông Nhị ở đây muốn nhắc đến là cái cầu mà thời Tôn Sĩ Nghị đem binh Lưỡng Quảng và Vân Quý tiến vào Đại Việt cuối năm Mậu Thân (1788).

Theo tài liệu nghiên cứu của TS Nguyễn Duy Chính (Đại Học Ivrin - California) qua Thanh Sử CảoThánh Vũ Ký, Tôn Sĩ Nghị (1720 – 1796), viên tướng tư lệnh lực lượng viễn chinh của nhà Thanh là người tỉnh Chiết Giang, đỗ Tiến sĩ năm 1761, từng theo Phó Hằng (cha của Phúc Khang An) đánh Miến Điện năm 1769. Hoạn lộ của Tôn Sĩ Nghị thăng tiến rất nhanh. Từ một công việc nhỏ lo soạn thảo tấu chương, thư từ, Tôn Sĩ Nghị được thăng Lang Trung Bộ Hộ, rồi Đốc Học Quý châu (1770 – 1774), Bố Chính Quảng Tây, rồi Tuần Phủ Vân Nam (1775). Chẳng bao lâu sau làm Tuần Phủ Quảng Tây rồi đổi sang Tuần Phủ Quảng Đông (1785). Năm sau nhận nhiệm vụ điều động quân lương, khí giới giúp Phúc Khang An bình định được loạn Thiên Địa Hội Lâm Sảng Văn ở Đài Loan, nên được thăng hàm Thái Tử Thái Bảo, được vẽ hình trưng bày trong Tử Quang Các.

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2012

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

CUNG CHÚC TÂN XUÂN 2012


Chào Mừng Năm Nhâm Thìn
NonNuocBinhKhe Kính chúc quý Thân Hữu, Bạn Đọc
Một năm đầy yên vui, hạnh phúc.


Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

TẾT CHẾT HẾT



Ai khéo bày chi ra cái tết !
Khiến cho thiên hạ khổ gần chết !
Chồng lườm … Tiền lấy đong gạo chưa ?
Vợ nguýt … của đưa sắm tết hết !
Dẫu phải nợ nần cũng hưởng xuân
Dù cho khốn khổ cũng vui tết
Ra giêng ngày rộng tháng năm dài
Gắng sức cong lưng cày đến chết

 Những tưởng rượu chè toan bỏ hết
Bạc bài chỉ cậy trông vào tết
Vận đen vận đỏ đều chưa thông
Chén nghĩa chén tình thôi muốn chết !
Vợ tủi thu mình ẩn gác cao
Con buồn rảo bước về quê hết
Đêm nằm nheo mắt vê râu cười
Ước ! … Mỗi năm mười hai cái tết !

Tú Gân


Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

HOÀI CẢM NGÀY XUÂN

TP.Anh (bài xướng)


Lảnh lót chim ngân tiếng rộn ràng
Rập rờn bướm lượn rợp đồi quang
Ngàn hoa như gấm in trời biếc
Nội cỏ dường mây cuộn sóng vàng
Đối cảnh vẫn ngờ chưa tết đến?
Giật mình nào biết đã xuân sang !
Quê người chạnh tưởng ngày vui cũ
Hoài cảm đầy vơi nặng chén tràn !

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012

VÈ CÔ THÔNG TẰM




Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè … “gì đấy” …  

Những bài vè thường mang tính thời sự, có câu có vần, dễ làm, đọc từ miệng người nầy truyền sang miệng người khác nên có sức lan truyền rất nhanh. Ngày xưa, một cái xóm quê bé tí Đồng Phó đất Tây Sơn, năm ba phút đi quanh đã quay về chốn cũ mà cũng có cả một bài vè :

Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè Đồng Phó
Hay ăn thịt chó
Là ông Trí già
Tính hay la cà
Là bà Thừa Mía
Chân đi cà khía
Là anh Xã Dẹo
Chuyên nghề bán kẹo
Là bà Nhưng Hai
Cái tính nói dai
Là cô …   …

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

THĂNG TRẦM CHỮ VIỆT (6)

Nguồn tuoitre

Cụ Lương Văn Can

KỲ 6 : NGỌN LỬA ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC

TuoiTre - Để khơi gợi lòng yêu nước, đồng thời mở mang dân trí, kêu gọi mọi người đều được đi học, đều biết chữ, giới sĩ phu VN đã cho ra đời Đông Kinh nghĩa thục.
Đây cũng là một trong những chủ đích của phong trào Duy Tân mà Nguyễn Lộ Trạch và Phan Chu Trinh trước đó đã nhắm tới, nên có thể coi Đông Kinh nghĩa thục là một phần của phong trào Duy Tân vậy.

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

THĂNG TRẦM CHỮ VIỆT (5)

Nguồn tuoitre


KỲ 5 :  BÁO CHÍ TIÊN PHONG
TuoiTre - Khác với nhiều nước phương Tây, nền văn học chữ Việt nước ta, đặc biệt là ở Nam kỳ, được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định “xuất phát từ báo chí”.

Nói một cách khác, các sáng tác văn học bao gồm thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện dịch, ký, tuồng... đã được báo chí đăng tải, kích thích và nâng cánh trước. Những tác phẩm văn học đầu tiên ở nước ta thời kỳ đầu thường xuất hiện trên mặt báo trước khi in thành sách.

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2012

THĂNG TRẦM CHỮ VIỆT (4)

Nguồn tuoitre

Học trò Nam kỳ thời thuộc Pháp

KỲ 4 : BƯỚC RA KHỎI GIÁO HỘI
TuoiTre - Chính quyền Pháp đã chuẩn bị đến 20 năm (1862-1882) trước khi thực hiện nghị định cưỡng bách dùng quốc ngữ. Ngoài việc cho phổ biến chữ Việt bằng báo chí, họ đã cho mở các trường học dạy tiếng Việt và tiếng Pháp, từ đó hình thành một nền giáo dục Việt - Pháp ở nước ta.

D’ Adran và trường học giáo hội

“Ngày 17-2-1859, ngay khi đổ bộ lên Sài Gòn, đô đốc R. de Genouilly đã thấy có mặt tại đây một chủng viện và một trường học gọi là Trường D’Adran do hội truyền giáo nước ngoài thiết lập. Học sinh trường này học đọc và học viết chữ quốc ngữ. Họ cũng được học tiếng Latin, đôi khi vài chữ tiếng Pháp” (Nguyễn Phú Phong - Chữ quốc ngữ bành trướng từ Nam ra Bắc). Trong “Khảo luận về nền học chính tại Nam kỳ” đọc tại buổi họp của Hội nghiên cứu Đông Dương ngày 23-10-1899 của E. Roucoules, nguyên hiệu trưởng Trường Chasseloup Laubat (Lại Như Bằng dịch), cũng xác định D’Adran là trường học dành “cho dân bản xứ theo đạo Gia Tô học đọc và viết tiếng nói Annam bằng chữ mẫu tự Latin”.

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012

THĂNG TRẦM CHỮ VIỆT (3)

Nguồn tuoitre.vn

Di ảnh nhà nho Phan Văn Trị

KỲ 3 : CƯỠNG BÁCH VÀ PHẢN KHÁNG
TuoiTre - Khi thực dân Pháp đánh vào Sài Gòn và chiếm ba tỉnh miền Đông thì chữ Việt bước ra khỏi cánh cửa nhà thờ.

Thế nhưng đâu là nguyên nhân chính? Bởi đã là người chiến thắng, Pháp có nhiều hơn một trong việc lựa chọn ngôn ngữ để cai trị, ngoài chữ nho. Trong đó tiếng Pháp cũng là một lựa chọn.

Thế nhưng người Pháp đã chọn chữ quốc ngữ.

Vì sao người Pháp chọn quốc ngữ?

Đây là phần “tối” nhất trong nhiều nghiên cứu về quốc ngữ trong văn học sử của nước ta. Có không nhiều nghiên cứu nêu rõ nguyên nhân, lý do thực dân Pháp “quyết liệt” ép người Nam kỳ học quốc ngữ thay vì tiếng Pháp. Chúng tôi tìm thấy trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Trung vấn đề này.

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2012

THĂNG TRẦM CHỮ VIỆT (2)

Nguồn tuoitre.vn

Bá Đa Lộc - Pierre Pigneaux De Béhaine

TuoiTre - Hiện có rất ít tài liệu chứng minh ai là người đầu tiên theo học chữ Việt sau Đắc Lộ.
KỲ 2 :  AI HỌC CHỮ VIỆT ĐẦU TIÊN

Những người Việt trong nhà thờ

Theo Đỗ Quang Chính ghi nhận trong văn khố Dòng Tên ở Roma có “một bức thư của thầy Igesco Văn Tín gửi cho linh mục Marini, viết ngày 12-9-1659” và “một tập lược sử nước Annam và một lá thư viết ngày 25-10-1659 của thầy Bento Thiện gửi linh mục Marini” hoàn toàn bằng chữ Việt (tập Lịch sử nước Annam).

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012

THĂNG TRẦM CHỮ VIỆT (1)

Nguồn tuoitre.vn


(tuoitre.vn) - Ngày 1-1-1882, cách nay 130 năm, là ngày chính quyền thực dân Pháp đã buộc người Việt ở Nam kỳ “phải dùng chữ quốc ngữ”. Nội dung quan trọng này nằm trong nghị định ra ngày 6-4-1878 “về việc dùng tiếng An Nam bằng mẫu tự Latin” do Thống Đốc Nam Kỳ Lafont ký.

KỲ 1 :  HAI THẾ KỶ MỘT QUYẾT ĐỊNH

Nghị định trên ra đời sau 20 năm Pháp xâm chiếm nước ta và sau thế kỷ ra đời và phát triển của chữ Việt.