Đò chiều còn đó người đưa, Ngâm Ai Tư Vãn người xưa đâu rồi

Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

VÃN ĐỘ CÔN GIANG


VÃN ĐỘ CÔN GIANG

Vãn độ Côn giang cảnh diệu kỳ
Thiên nhiên điểm họa sắc huyền vi
Phiêu phiêu khê ngạn đằng phương thảo
Sắt sắt chi hoa ánh tử huy
Đối ngữ bình sa quần nhạn luyến
Linh phong nham lĩnh quyển vân thùy
Hoàng hôn cô lộ không lưu ảnh
Chuyển hóa yên hà cẩm tú ky
Đạm Thủy

TRỜI CHIỀU TRÊN BẾN CÔN GIANG

Trời chiều đẹp lạ bến Côn giang
Huyền ảo thiên nhiên bức họa vàng
Bờ cỏ hoa đồng hương ngát tỏa
Vạt lan nắng tía ánh tràn chan
Nhạn mừng cuối bãi lời thanh thót
Mây quyện đầu non gió khẽ khàng
Lơ lửng khung trời cò rải bóng
Hoàng hôn khói ráng gấm cài giăng
Đạm Thủy - Phan Trường Đàm


Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

NHỮNG LÍNH NGA TỐT SỐ Ở SÀI GÒN

Tuần dương hạm Diana lúc mới hạ thủy 1901

Đó là những thủy thủ của Tuần Dương Hạm Diana trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật đầu thế kỷ trước. Gọi tốt số cũng được. Mà gọi là có số phận may mắn hơn đồng đội cũng được. Vì cái may cái rủi, cái sống cái chết của người chiến binh chỉ trong đường tơ kẽ tóc giữa mũi đạn làn tên.

Tuần dương hạm Diana của Đế chế Nga vào những năm đầu thế kỷ trước đã tham gia hạm đội Thái Bình Dương để tăng cường uy lực hải quân Sa hoàng ở vùng Viễn Đông. Nguyên sau cuộc chiến Thanh - Nhật, theo hiệp ước Mã Quan ký kết giữa nhà Thanh và Nhật Bản vào năm 1895 thì bán đảo Liêu Đông trong đó có hải cảng chiến lược Lữ Thuận (Port Arthur) được nhường cho Nhật, nhưng Nga liên kết với Đức và Pháp uy hiếp Nhật từ bỏ phần đất nầy. Nhật Bản ngậm đắng nuốt cay nhượng bộ. Chỉ mấy năm sau thì Nga được nhà Thanh dành cho quyền làm đường xe lửa ở Mãn Châu, được phép đóng quân và khai thác Cảng Lữ Thuận.

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

TIẾNG GẦM TRONG CUNG CẤM




Già Lạc lặng lẽ bước ra đường, cánh cửa Am nhẹ khép phía sau lưng nhưng giữa đêm thanh vắng nên cũng gây thành tiếng động rõ to. Mùi hương trầm đuổi theo thoang thoảng như còn muốn níu lấy đôi chân Già nán lại chốn thiền thêm chút nữa. Già thầm trách mình sao lắm chuyện. Chỉ mỗi một câu chuyện cần phải hỏi, rồi chuyện vãn kéo dài đến nỗi Già quên cả giờ giấc. Sư cụ Am Tịnh Liên sau thời kinh chiều cũng mải mê đàm đạo với Già bỏ cả nghỉ ngơi. Nếu đêm chưa khuya, chắc Già cũng chưa phải quay gót.

Ngẩng lên nhìn trời, Già Lạc thấy sao Cày đã lên quá trên đỉnh đầu, trăng thượng tuần xê xế phía Tây bóng khuất sau tàu cau cao. Mọi thứ chung quanh chìm trong yên ắng. Già Lạc trầm ngâm đạp lên cái bóng đổ dài của mình trên đường. Chốc nữa thôi. Cũng đã sắp tới giờ nghe tiếng Hổ gầm phát ra từ phía Hoàng cung.

Hôm trước đem củi vào bán trong chợ Hoàng thành, Già Lạc nghe được tin ngọc thể của Hoàng thượng chẳng ổn. Không hiểu sao mình mẩy Vua bỗng ngứa ngáy sinh ra đầy lông lá. Hình như các Ngự y trong cung không biết đó là căn bệnh gì, tất cả đều bó tay trước hình dạng quái ác của nhà Vua. Người trong Hoàng thành còn tán với nhau là khi mấy đại quan vào vấn an, Vua vụt chồm lên chụp phải một người nhe răng cắn lấy cắn để. Cả triều thần đều một phen kinh hoảng. Từ ấy đến nay, hằng đêm người ta nghe tiếng gầm gừ vang ra từ chốn hậu cung. Thoạt đầu chỉ nghe lơi lơi tiếng hừng hực, nhưng càng về sau thốt lên thành tiếng gầm xé tai của loài dã thú chốn sơn lâm. Mọi người cho là Vua đã hóa thành Hổ.

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

HỮU - KHÔNG




Tác hữu trần sa hữu
Vi không nhất thiết không
Hữu không như thủy nguyệt
Vật trước hữu không không.
(Thiền Sư Từ Đạo Hạnh)

Cho rằng Có thì cát bụi đều Có
Cho rằng Không thì hết thảy đều Không
Có và Không giống như trăng dưới nước
Chớ chấp vào Không là Có hay Không


Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

BÀI VÈ CÔ THÔNG TẰM


Vè là những chuyện kể bằng câu ca có vần điệu, thường là câu 4 chữ, nhưng có khi là câu 5 chữ, câu lục bát…, vè không bị bó buộc bỡi một thể loại nào. Nội dung vè thường là những chuyện xảy ra trong xóm trong làng, chuyện của một địa phương, nên vè có tính thời sự, lại mang tính dân gian. Ngôn ngữ vè mộc mạc, ai đấy cũng có thể tham gia làm nối đuôi cho bài vè, cũng vì vậy đôi khi bài vè bỗng dài thêm ra theo thời gian như những bài vè nói về bánh trái, chim cá…, cuối cùng khó mà biết ai là tác giả chính của nó. Vè được đặt ra từ những người không tên không tuổi, đề tài của vè thường là chuyện vặt vãnh của xóm làng, nên sức sống của vè cũng vì vậy mà mau chóng đi vào quên lảng. Chỉ có những bài vè đủ sức vượt qua khỏi lũy tre làng may ra mới còn lưu lại được cho người đời sau.

Giống như nhiều địa phương khác, những bài vè ra đời ở Bình Định chắc chắn là không ít, nhưng những bài được lan truyền khắp nơi và thường được nhiều người nhắc đến là các bản vè : Vè Chàng Lía, Vè Bà Thiếu Phó và Vè Cô Thông Tằm.

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

MỪNG PHẬT ĐẢN 2014


Ngày Phật Đản Sinh - Phật Lịch 2558
Chúc mọi người thân tâm thường lạc
NonNuoc BinhKhe


Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

VĂN DOAN DIỄN CA (14) - HẬN TRUÔNG MÂY


Chàng Lía được xem là người ra tuyên ngôn Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo. Lía tụ nghĩa ở Truông Mây là để thực hiện tuyên ngôn. Nhưng những đầu lĩnh Truông Mây bấy lâu chỉ được xem là những kẻ nổi loạn. Cuộc nổi loạn của Lía không có được người giúp rập như Giáo Hiến đã vạch đường chỉ lối cho 3 anh em Nhạc - Huệ - Lữ, nên Truông Mây chưa có được cơ nghiệp như Nhà Tây Sơn sau đó ít lâu.

Được là vua, thua là giặc. Truông Mây thất bại, những kẻ ở Truông Mây bị xem là giặc. Lía tự cắt đầu mình trước lão tiều phu. Hành động nầy xem như là sự tạ lỗi của Lía trước thiên hạ vì mình đã gây ra cuộc can qua máu chảy đầu rơi.


VĂN DOAN DIỄN CA (tiếp theo …)


Tiều phu:
Bạch lãnh san quê ngụ,
Lão biểu tự danh Thôi,
Như ta Lạc đạo an[1] bần hiền thánh trước,
Cùng cư sơn lãnh rất thanh nhàn.
Hôm mai vui với gió trăng
Ngày tháng bạn cùng hoa thảo.

Lía, kêu:
Cả tiếng kêu lão trượng
Ra mở cửa cho ta. nào.

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

VĂN DOAN DIỄN CA (13) - MÁ HỒNG KIẾM SẮC


Trong chinh chiến không chỉ nhờ vào hào sâu lũy rộng, giáo dài gươm sắc, kho đầy lương thảo, tướng giỏi binh tinh… Lía có đủ để đủ sức đương cự với binh triều. Triều đình phải vét binh đưa lão tướng Chánh Tường ra trận. Bên sứt đầu bên mẻ trán. Nhưng chính Lía tự làm thua mình vì không nhận ra được cái thua muôn đời của lịch sử : Anh hùng không qua nổi ải mỹ nhân.

Hồng nhan tự cổ như danh tướng. Má hồng xưa nay như danh tướng, như cây kiếm sắc vẫy vùng trong trướng.


VĂN DOAN DIỄN CA (tiếp theo …)


Chánh Tường:
Từ phụng chỉ ra bình sơn tặc
Đã trăm phen vị tróc hung nhân.

Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

VĂN DOAN DIỄN CA (12) - KHÁNG CỰ BINH TRIỀU


Lực lượng của Lía chỉ một trận là đánh tan quan binh sở tại. Nhưng đụng tới quan là phải đụng tới Vua. Trong xã hội nhiễu nhương quan với vua chẳng qua là cá mè một lứa. Thượng bất chính quan dưới mới lộng quyền. Quan bị hại, điều tất nhiên vua có thể bỏ mặc dân chớ không thể bỏ quan. Dấy cuộc can qua ai chết thì chết chứ vua không thể để kẻ ở rừng rú dám vuốt mũi mình...


VĂN DOAN DIỄN CA (tiếp theo …)


Quan:
Giúp Minh chúa danh vang Hoa hạ,
Phò Nam trào tiếng dậy cửu châu
Quyền trọng trấn ải quan
Lão tính Trương danh Phổ.

Xướng:
Quan binh chạy tới ải đồng.
Trương Phổ ra rước, tỏ tình cùng nhau.
Mới hay giặc dậy tỉnh trong
Mau làm văn biểu xin rày cứu binh.

Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

VĂN DOAN DIỄN CA (11) - ĐÁNH QUAN BINH SỞ TẠI


108 anh hùng hảo hớn của Thủy Hử truyện cùng đến Lương Sơn Bạc chỉ vì không còn đường sống trong một xã hội bị quan quyền ức hiếp. Kẻ hoạt đầu chủ mưu Tống Giang mượn nghĩa khí của anh em Lương Sơn Bạc làm công cụ trang trí cho mình để muốn được triều đình vời mình về làm quan. Còn Lía tụ nghĩa ở Truông Mây đi cướp của nhà giàu là để sang sẻ cho dân nghèo. Lía muốn làm vua một cõi nhưng vẫn mang cái tiếng chỉ là đầu lĩnh của đám lục lâm thảo khấu. Lía muốn về với triều đình có phải là muốn yên thân với một chức quan !?

Chí lăm giúp vững thánh minh !? Đâu dễ gì ra làm quan là giúp được nước, giúp được dân. Trong một xã hội mà muốn có một chức quan lớn nhỏ gì cũng phải đút lót, quỳ lụy… Xã hội nầy hiển hiện rõ là một xã hội không có thánh minh, quan chức chỉ biết ăn trên ngồi trước, tận lực vét vơ của cải, chẳng ngó ngàng gì đến nỗi cơ cực của người dân. Chốn quan trường của xã hội kiểu nầy đâu phải là chỗ của Lía, một kẻ lâu nay thấy chuyện bất bình đâu có đứng làm ngơ.


VĂN DOAN DIỄN CA (tiếp theo …)


Xướng:
Bá quan vâng lịnh trào trung
Truyền cho quân lính bốn phương kiếm tìm.
Văn Doan về đã tới nơi
Anh em mừng rỡ vui cười ngả nghiêng.
Tiệc bày ăn uống no say
Các em thôi hỏi sự tình thưa qua.

Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

VĂN DOAN DIỄN CA (10) - VỀ VỚI TRIỀU ĐÌNH !


Mụ Trà sức mạnh trăm cân
Tay cầm song kiếm, nào ai dám bì.

Đầu lĩnh của Thổ Sơn là Mụ Trà. Đàn bà mà làm tướng cướp cát cứ một vùng chắc chưa nơi nào có. Bản lĩnh của một người cầm đầu lâu la đâu chỉ nhờ vào sức mạnh và võ nghệ. Mụ Trà đã thu nạp dưới trướng được nhiều tay dị tướng tài hay :

Thốt thôi gia tướng Mụ Trà,
Nhiều người dị tướng tài hay lạ lùng.

Nhưng dù sao thì một rừng không thể dung túng được 2 cọp. Mụ Trà và binh tướng đành bó tay trước thế lực của Truông Mây đang lên. Lía lại đang có ý định về với triều đình giúp vua vỗ an dân chúng.



VĂN DOAN DIỄN CA (tiếp theo …)


Văn Doan tiếng dậy bốn phương
Binh mã thời nhiều, vàng bạc thiếu chi.
Nay anh muốn xuống khoa thi.
Trước là ứng cử, sau tường quốc gia.
Nhân quân phải đạo thời phò,
Nhược bằng không đức, thời anh trở về.

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

VĂN DOAN DIỄN CA (9) - CẦM ROI ĐI QUYỀN


Mẹ Lía mất. Khá thương cho những bà mẹ già, khổ nhiều vì con, nhưng khi con có tiền có của lại chẳng một ngày được phụng dưỡng. Văn Doan Diễn Ca xây dựng hình ảnh tống táng ma chay Mẹ của Lía thật linh đình long trọng. Khẩu truyền trong dân gian ở Bình Định thì khác. Về lo tang ma cho mẹ, sợ mộ của mẹ sẽ bị bọn phú hào xâm hại, Lía phải đội quan tài Mẹ đưa lên tận đỉnh Trưng Sơn phía trên Phú Lạc - quê của Mẹ mà an táng. Nhưng hình ảnh an táng, ma chay nào cũng thể hiện đủ tấm lòng của Lía đối với Mẹ, người mẹ cơ cực, tảo tần ở đất Bình Định.

Một lớp nữ nhi khác của Bình Định lại được lưu truyền lâu nay qua hình ảnh : Con gái Bình Định cầm roi đi quyền. Rắp tâm bành trướng cứ địa, Lía đã đụng phải một thế lực xã hội đối kháng đáng gờm ở Thổ Sơn Tuấn Lĩnh, mà đầu lĩnh ở đây lại là một nữ nhi : Lão Hổ Mụ Trà.



VĂN DOAN DIỄN CA (tiếp theo …)

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

VĂN DOAN DIỄN CA (8) - ƠN CÙ LAO CÚC DỤC


Lía muốn xem tuồng. Tuồng diễn chuyện Ngũ Tử Tư báo thù cha không đáng để Lía xem. Ngũ Tử Tư chỉ là người con hiếu, cầm binh để trả hiếu, chỉ là kẻ đào mồ cuốc mả người báo thù chứ không có mộng định bá đồ vương. Với Lía, chí của Lía là ở con chim Hồng chim Hộc lượn trên chin tầng cao. Tuồng Lía xem phải là tuồng của những đấng anh hùng sơn hà chia 3 chân vạc. Trong Văn Doan Diễn Ca, xem ra thẩm định nghệ thuật của Lía đâu chỉ quẩn quanh ở điệu hò câu hát.

Là đấng anh hùng, anh hùng nào trước tiên cũng phải là người con hiếu tử. Nhưng thường thì những kẻ lăn thân vào cuộc thực hiện mộng định bá đồ vương - lại phần nhiều là những kẻ chẳng kịp đền ơn phụ mẫu cúc dục cù lao… Sớm chẳng rót được chén trà cho cha, tối chẳng thả được cái mùng cho mẹ. Chẳng qua chỉ thực hiện được chuyện tống táng, ma chay - là chuyện mà thường người đời cho vậy là người con có hiếu.


VĂN DOAN DIỄN CA (tiếp theo …)


Nầy đoạn nói sự Truông mây
Hát rồi ta phải toan lo việc nhà.

Lại nói:
Nào trẻ bây, bắt năm con heo làm thịt ta vầy một tiệc cho vui mà chơi.

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

VĂN DOAN DIỄN CA (7) - MỘT CÕI SƠN HÀ


Thật khốn khó cho thân phận kẻ hát xướng. Tối làm quan làm vua, sáng rửa sạch phấn son thì phải trở lại cuộc sống đời thường bị kẻ buộc người đòi. Nhưng ít ra dưới ánh đèn sân khấu, người sắm tuồng cũng truyền đạt đến người xem những khúc mắc của sự đời, những ước vọng mà người đời muốn đạt được…

Lía lấy của nhà giàu nhưng Lía không lấy làm của riêng cho mình. Lía thu phục nhân tâm, thu nạp lực lượng bằng cách lấy của cướp được chia cho người nghèo. Ước vọng của Lía không chỉ làm Cha làm Chú của dân nghèo, của đám lâu la. Ước vọng của Lía phải nhờ đến sân khấu nói hộ cho. Trò đời đều như kịch, sao lại cười cái giả trên sân khấu ấy chẳng phải là chân : Sự đô như hý, hà tu giả xứ tiếu phi chân (Đào Tấn).

Ước vọng của Lía là muốn mặc áo Rồng 5 móng, chính là ngôi cửu ngũ của một cõi sơn hà kia…
  

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

VĂN DOAN DIỄN CA (6) - KẺ CƯỚP CÓ ĐẠO ĐỨC


Làm chủ trại, được lâu la phục tùng, việc làm đầu tiên của Lía là đổi cái tên cho ra vẻ người có chữ. Cải tên tao lại Văn Doan / Chớ kêu Chú Lía, thế gian chê cười. Những cái tên như Lía, Đực, Tèo… mấy cái tên mà cha mẹ đã đặt cho đó nó không xứng với kẻ có quyền có thế trong tay. Nhưng rồi người đời đã mấy ai nhớ tới Ông Văn Doan mà bấy lâu nay chỉ biết có mỗi Chú Lía ở Truông Mây (!?). Âu đó cũng chỉ là chuyện thường tình của thế nhân.

Việc làm tiếp theo của Lía là Nhà nào đại phú bất nhân / Thời ta hãy đánh mở hàng đầu tay. Đúng ra những nhà nghèo nhớt mồng tơi như Lía mấy khi thì có cái chi để mà cướp !? Đủ điều kiện đi cướp thì chỉ có nước đi cướp của nhà giàu. Cướp ngày là vậy, còn cướp đêm thì chẳng từ là giàu hay nghèo (!). Đi cướp, ở đây Lía nhắm vào những kẻ giàu bất nhân, cướp xong lại chia phần cho dân làng. Việc làm của Lía không những phân hóa được lực lượng chống đối mình, mà ít ra cũng được cái tiếng là kẻ cướp có đạo đức - dù rằng nhiều khi hành vi quân cướp vẫn quẩn quanh cái chuyện Bắt heo trói lại, vác mà chạy ngay… Lệnh ra là buộc người phải thi hành không on không đơ gì ráo… Xuống đòi bạn hát tựu rày Truông Mây / Tao cho kỳ hẹn ba ngày /  Bằng quá bốn bữa chém rày chẳng tha

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

VĂN DOAN DIỄN CA (5) - CƯỚP CỦA NHÀ GIÀU


Ăn trộm, bẻ bí, bắt gà… bất quá chỉ đủ để qua bữa. Lừa người lọc chúng… bất quá chỉ lượm tiền lẻ. Đánh lấy mẻ lớn, chỉ có con đường đi ăn cướp. Không ở nhà quan được để làm cướp đêm, Lía tính đường tụ đảng để làm cướp ngày. Tôi thưa cùng mẹ một lời / Con đi ăn cướp đem về mẹ ăn. Đi ăn cướp cũng phải thưa qua mẹ (!?). Xem vậy chuyện ăn cướp lúc ấy thường tình giống như ăn cơm bữa. Chuyện trộm cướp là chuyện đương nhiên phải xảy ra giữa xã hội nhiễu nhương quan trên đè quan dưới, quan dưới hiếp đáp kẻ bần cùng.

Cái đáng nói ở đây, qua góc nhìn của Lía khi tính đường đi ăn cướp, kẻ hại người để mình có lợi là những kẻ giàu bất nhân, trong đó không loại trừ quan tham gian ác :

Vi phú bất nhân,
Tổn nhân lợi kỷ,
Dân tán chúng tài
Tham quan trá hiểm.
mà để của nó làm chi a mẹ.

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

VĂN DOAN DIỄN CA (4) - LÍA TỤ ĐẢNG


Ngày xưa Đi học cốt mong muốn tiến thân bằng con đường hoạn lộ. Nhưng thời nào cũng vậy, chốn quan trường đâu thể là chốn của kẻ thật thà. Khi Lía chuẩn bị bước vào chốn quan trường :
Lạy mẹ ở lại hàng lang
Cho con đi khóa dốc lòng làm quan.

Thì trước đó Lía đã thử dượt lại cái tính lừa đảo. Hành nghề đưa ngựa - kiểu xe thồ xe ôm ngày nay mà khi cầm được tiền của người thì Lía cao chạy xa bay. Nhưng bao nhiêu đó, những lừa đảo vặt vãnh cũng chẳng đủ để dung túng ở nhà quan. Khi được vào nhà quan, mượn oai quan đi thu nợ, Lía nướng sạch tiền thu nợ vào sòng bạc. Tính khí cướp ngày nầy chẳng thể so bì nổi cái thâm trầm sâu hiểm của cướp đêm. Quả vậy, Lía chỉ còn con đường tụ đảng chốn sơn lâm…


VĂN DOAN DIỄN CA (tiếp theo …)

Xướng:
Qua non Bến Đá một khi,
Tới nơi vừa hết, tiền thì sạch trơn.
Lía bèn toan liệu một mình,
Âu ta ghé lại nghỉ chưn một hồi.
Vào quán rượu thịt uống ăn
Tiệc bày cơm cá ê hề một mâm.
Mụ quán tính hết năm tiền
Lía trả sáu đồng có lấy hay không?
Quán nhân thấy nói giận thay
Hay là ăn cướp no lòng mà đi?
Lía bèn giả uống rượu say
Đá quán, Lía chạy vào rừng một khi.
Mụ quán thôi mới la làng
Ăn uống không tiền, nó lại đánh tui.
Xóm làng đâu đó ai ai,
Nghe la chạy tới, đông đà nên đông.
Đá quán, nó đã mất rồi
Chúng ta tua khá phân nhau trở về.
Lía xem chẳng thấy ai theo
Bộ hành vắng vẻ không ai đi đường.
Thấy một chú lính hồi hương
Xa xa dặm đường, ta kíp chạy theo.

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

VĂN DOAN DIỄN CA (3) - LÍA LẬP THÂN




Lía muốn đi học. Nhưng đối với Lía hình như chuyện đến trường chỉ để luyện võ. Chữ nghĩa, đạo lý giảng dạy nơi nhà trường chẳng giúp được gì cho dân nghèo giữa xã hội nhiễu nhương. Ngay ngày đầu tiên đến trường Lía đã nhờ mẹ giúp mình giữ gìn đồ nghề ăn trộm lâu nay. Có lẽ để phòng sau còn có mà làm nghề cũ.

3 năm ở đợ, 3 năm đi học. Đi học chủ yếu là tập phóng lao, nhảy rào. Học hành với tâm tưởng như vậy thì Lía đủ điều kiện lập thân không.


VĂN DOAN DIỄN CA (tiếp theo …)


Xướng:
Nói thôi cùng mẹ một lời
Toan việc ở đời buôn bán làm ăn.
Con đà quá lỗi muôn phần
Cúi đầu lạy mẹ dung tình cho con
Cút cui mẹ ở hàng lang[1]
Thế gian khinh dể, xóm làng cười chê.
Con xin đưa ngựa mà thôi[2]
Mẹ thời bán quán vậy mà hàng lang.
Thốt thôi thằng Lía ra đi,
Hỏi ai mướn ngựa vậy mà tôi đưa.
Phút đâu mới nói vừa rồi,
Khách thương một lũ dầy dầy[3] tới nơi.
Lía hỏi, cậu mướn ngựa không
Đặng cho tôi thắng[4] tức thời cậu đi.
Ngựa tôi, ngựa tía, ngựa hồng
Ngựa bạch, vậy mà ngựa hắc cũng hay.
Còn hai con ngựa tốt thay
Ngựa Thiên lý mã nó hay hơn người.
Mướn thời tiền trước cậu trao,
Đặng tôi thắng ngựa tức thời cậu đi.
Sai viên[5] ngỡ thiệt những là,
Tiền trước đưa rồi, thắng ngựa cho mau.
Lấy tiền đi một hồi lâu
Vừa người vừa ngựa, mất âu chẳng còn.