Đò chiều còn đó người đưa, Ngâm Ai Tư Vãn người xưa đâu rồi

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

BÌNH ĐỊNH TÂY HỌC


DANH SÁCH CÁC VỊ TỐT NGHIỆP TÚ TÀI I - TÚ TÀI II VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG Ở BÌNH ĐỊNH TRƯỚC NĂM 1945

ĐINH THÀNH BÀI (1925 - )
Quê quán : Hưng Lạc, Mỹ Thành, Phù Mỹ
Tốt nghiệp tú tài II năm 1945.

VĂN BÌNH (1911 - 1999)
Con cụ Cử nhân Hán học Văn Vĩnh Thiệu.
Quê quán : Hữu Pháp, Cát Chánh, Phù Cát
Tốt nghiệp Tú tài II.

LÊ ĐÌNH CẢNH (1924 - 1953)
Quê quán : Nhơn Phong, An Nhơn
Tốt nghiệp tú tài II năm 1945.

ĐINH THÀNH CHƯƠNG (1908 - 1983)
Con cụ phó Dụng Xuân Kiển
Quê quán: Hưng Lạc, Mỹ Thành, Phù Mỹ
Tốt nghiệp Sư phạm Hà Nội.

LÊ VĂN KIM (1910 -1986)
Con cụ Thông Nhẫn.
Quê quán : Nhơn Hoà, An Nhơn
Tốt nghiệp Tú tài II tại Pháp.

PHẠM VĂN KÝ (1912 -1992)
Con cụ Phán Nhơn An.
Quê quán : Nhơn An, An Nhơn
Tốt nghiệp Tú tài II.

ĐẶNG HIẾU KHẨN (1917 - )
Quê quán : Diêu Trì, Tuy Phước
Tốt nghiệp Tú tài II.

ĐÀO TRỮ (1914 - 1917)
Con Cụ cử nhân Hán học Đào chuẩn.
Quê quán : Phước Hưng, Tuy Phước
Tốt nghiệp Tú tài II.

ĐOÀN NHẬT TẤN (1913 - 1996)
Quê quán : Tài Lương, Hoài Thanh, Hoài Nhơn
Tốt nghiệp Tú tài II.

NGUYỄN QUANG TRỪU (1919 - )
Con Cụ Quyền.
Quê quán : An Lương, Mỹ Chánh, Phù Mỹ
Tốt nghiệp Tú tài II ban Triết.

ĐÀO THỊ XUÂN YẾN (1908 - 1997)
Con Cụ Tuần Vũ.
Quê quán : Hưng Thạnh, Quy Nhơn
Tốt nghiệp Tú tài II.

BÙI BÁ (1917 - )
Quê quán : Thượng Giang, Tây Giang, Tây Sơn
Tú tài I.

NGUYỄN KHẮC CẨN
Quê quán : Mỹ Đức, Tây Sơn
Y sĩ Đông Dương, tốt nghiệp tại Hà Nội.

TRẦN ĐÌNH CHI (1921 - )
Là con ông ký Viết ở thôn Thuận Phong
Quê quán : xã Cát Lâm, huyện Phú Cát
Tú tài I ban Toán.


NGUYỄN HÀO (1921-)
Con Cụ Cử nhân Hán học Nguyễn Bổng.
Quê quán : Phú Nông, Hoài Nhơn
Tú tài I.

THÁI PHỤC HANH (1921 - 2004)
Quê quán: Nhơn Hạnh, An Nhơn

VĂN KỴ (1912 - 1991)
Quê quán : Hoà Bình, Nhơn Phong, An Nhơn
Cán sự Thú y.

BÙI VĂN LĂNG (1898 - 1967)
Quê quán: Nhơn Lộc, An nhơn
Tốt nghiệp Sư phạm, Học giả.

PHAN NHĨ (1922 - 1998)
Quê quán : Tùng Giảng, Phước Hoà, Tuy Phước
Tú tài I.

HUỲNH VĂN NGÔ (1900 - 1928)
Quê quán : Cát Hanh, Phù Cát
Tham sự.

VÕ TỘ (1908 - 2000)
Quê quán : Vĩnh Trường, Cát Hanh, Phù Cát
Tú Tài I.

NGUYỄN THẾ TẬP (1917 - )
Quê quán : Phụng Sơn, Phước Sơn, Tuy Phước
Tú tài I.

PHẠM KHẮC THÀNH (1915 - )
Quê quán : Tam Quan, Hoài nhơn
Tú tài I.

HOÀNG ĐÔN TRỊNH (1921 - )
Quê quán : Tam Quan, Hoài nhơn
Tú tài I.

THÁI VĨNH THUNG (1912 - 1985)
Quê quán : Tam Quan, Hoài nhơn
Tú tài I.

NGUYỄN CỬ VỊNH (1919 - )
Quê quán : Mỹ Quang, Phù Mỹ
Tú tài I.

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

VIẾNG THẦY



Kính Viếng Thầy Huỳnh Kim Bửu

Núi Lía Còn Ghi  - Hồn Hậu Hương Xuân Bài Giảng Cũ
Sông Côn Vẫn Chảy - Trong Veo Tiếng Hạc Bến Đò Xưa



Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

TRUNG HỌC QUANG TRUNG BÌNH KHÊ NGÀY XƯA ẤY



Gần 50 năm trước, Trung Học Quang Trung Bình Khê, Bình Định đã tổ chức cho học sinh các lớp tập làm báo. Những năm xưa ấy mỗi lớp phải làm một tờ báo tường (bích báo) nhân dịp xuân về. Đến quãng niên khóa 1973 - 1974, học sinh từ lớp 6 trở lên đã tiến tới bước làm báo tập. Dù chỉ viết bằng tay bằng mực, nhưng báo tập có đủ chuyên mục, có tranh phụ bản, đóng xén cẩn thận như những tập san in ấn, bày bán ngoài tiệm sách. Những tập san yêu dấu tuổi học trò ngày ấy của Trung Học Quang Trung Bình Khê lưu giữ trong Thư viện của Trường, đã không còn khi gặp phải biến chuyển thời cuộc năm 1975.

Hầu như các Trường ở Việt Nam ngày nay không có những Kỷ Yếu ghi chép lại hoạt động của Trường lớp, của Học sinh. Về lại ngôi trường cũ, học trò tìm đâu ra dấu tích của chính mình !? Quang Trung Bình Khê ngày ấy, mỗi năm Trường còn cho ra một Đặc san mà bài vở phần lớn cũng là của học trò. May mà trong một Đặc san còn có người lưu giữ được, ta đọc được ở đây một vài phác họa về trường lớp của ngày xa xưa ấy. Đấy chính là bài VÀI NÉT SINH HOẠT TRƯỜNG TRUNG HỌC QUANG TRUNG BÌNH KHÊ của Thầy Đỗ Công Tiếp viết trong Đặc San Quang Trung - Xuân Kỷ Dậu 1969. Năm ấy Thầy là Giáo sư Hướng dẫn của lớp Đệ Thất 1, Tổng thư ký của Hội đồng Giáo sư Hướng dẫn Trung Học Quang Trung Bình Khê.

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2013

NGÀY XUÂN CHƠI ĐỔ XĂM HƯỜNG


Trong những thú chơi Tết ngày xưa thì có lẽ chơi đổ Xăm Hường là trò chơi hấp dẫn cả người lớn lẫn bọn trẻ, nhưng vào thời buổi nầy thấy không bao nhiêu gia đình tổ chức được cuộc chơi. Ngày xưa nhiều khi người lớn còn năn nỉ bọn trẻ chơi đổ Xăm Hường ngày Tết để … bói hên xui đầu năm. Chơi đổ Xăm Hường không mang tính cao thấp, hoàn toàn dựa trên may rủi của 6 hột xúc xắc bung vào tô mà ngẫu nhiên nó đem chiến thắng đến cho người chơi. Chơi trò chơi hên xui nầy cũng không kém phần hồi hộp, căng thẳng, nhưng chưa bao giờ thấy đổ Xăm Hường mà sinh ra chuyện cãi vã, gian lận cay cú ăn thua như những trò sát phạt khác. Cũng vì vậy mà người lớn muốn bọn trẻ đầu năm đổ Xăm Hường, vừa chơi vừa giải trí, mà cũng vừa như xin cái xăm xem thử chuyện học hành, thi cử của bọn trẻ trong năm như thế nào.

Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

CHÚC XUÂN QUÝ TỊ - 2013




Xuân Quý Tị
Kính đến Quý Thân Hữu và Bạn Đọc cùng Gia Đình
Lời Chúc Mừng đầu năm Hạnh Phúc, Yên Vui & Thành Đạt

 .