Đò chiều còn đó người đưa, Ngâm Ai Tư Vãn người xưa đâu rồi

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

TỔNG VĨNH THẠNH VÀ CHÁNH TỔNG KHAM



Những năm đầu thế kỷ trước, địa giới của tổng Vĩnh Thạnh, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định bao gồm phần đất cả huyện Vĩnh Thạnh, cộng với phần đất xã Tây Giang, xã Bình Tường của huyện Tây Sơn ngày nay. Tổng là một đơn vị hành chánh xưa, là cấp trung gian giữa huyện và làng xã. Tương đương với cấp Tổng là Thuộc. Thuộc là đơn vị hành chánh bao gồm những ấp, thôn, phường, nậu, man ở vùng ven biển hay miền núi mới vừa khai phá. Tên gọi của nó được bảo lưu từ thời các chúa Trịnh - Nguyễn, dùng để phân biệt với Tổng gồm những thôn, ấp đã được định cư lâu đời. Thuộc còn được dùng để gọi cấp hành chính người Minh Hương (người Hoa) sống trên đất Việt là Trang (làng), Thuộc (tổng), Bang (huyện).

Năm 1832, vua Minh Mệnh thực hiện cải cách hành chánh toàn quốc, Trấn Bình Định được chuyển tên thành Tỉnh Bình Định. Các Ấp trong Trấn cũng được đổi tên, sáp nhập hoặc lập thêm thành thôn xã mới. Trong những năm đó, ấp Vĩnh Long được cải lại tên là thôn Vĩnh Thạnh. Thôn Vĩnh Thạnh với 45 thôn khác cùng nằm trong tổng Thời Hòa của huyện Tuy Viễn.

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

QUÁCH TẠO - ĐỜI NGƯỜI DÂU BỂ


Bác Quách Tạo là em bác QuáchTấn, lớn hơn ba tôi bốn tuổi. Nếu dùng từ để chỉ tình bạn của họ, thì chữ “Tri kỷ” là hợp nhất. Bởi tình cảm đâu phải hàng hóa khan hiếm để chia đều theo đầu người. Tôi kính trọng và yêu quí bác như bác ruột.

Tôi học ngành Chăn nuôi, nên khi ai đến nhà, trước tiên tôi phải lướt nhìn sơ qua hình dáng người ấy để phân theo “Loại Thần kình” như bài tôi đã học. Điều này đối với con người càng rõ, các cụ xưa chẳng đã nói “làm quan có dạng, làm dáng có hình”. Qua mắt tôi, bác Tạo thuộc loại hình lý tưởng: người phương phi, cân đối, chắt khỏe, da ngăm, mặt chữ điền, râu quai nón, ánh mắt có lửa, trông như ông Thiện, ông Ác trên bức phù điêu ở các cổng chùa. Có lúc tôi nghĩ bác chính là cụ Từ Hải của đại thi hào nguyễn Du hiện về.

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

LÀNG NHO BÌNH ĐỊNH VỚI NGHỀ HÁT BỘI


Hát bội là một bộ môn nghệ thuật trình diễn đã có từ lâu đời, mà cũng từ lâu đời người làm nghề này bị xem là "xướng ca vô loại". Từ đời Lê đã có lệ cấm con em nhà hát xướng đi thi nên Ðào Duy Từ mới bỏ đất Bắc hà vào huyện Hoài nhơn rồi trở thành ông tổ nghề hát tỉnh ta. Người làm nghề này thì được gọi chung một từ là "Lê viên tử đệ = con em vườn Lê", hoặc theo vai họ sắm trên sân khấu mà gọi là "kép, lão" cho đàn ông, "đào, mụ" cho đàn bà. Lắm khi họ không ngần ngại mà gọi bằng thằng bằng con. Nguyễn Khuyến trong một bài thơ dịch đã viết: "Thú vui con hát lực chiều cầm xoang". Nhưng miệt thị độc địa nhất phải kể đến hai bài thơ "Vịnh phường hát Bội" của hai thi sĩ trong Nam sống nửa sau thế kỷ XIX.

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

TRƯỜNG THI BÌNH ĐỊNH (3)

Vợ Chồng Nhà thơ Yến Lan bên Bến Trường Thi


GÓP VÀO ÐẤT NƯỚC:

Ðiều đáng nói là trường thi Bình Ðịnh đã đóng góp cho đất nước những anh hùng cứu nước, những nhân tài, những bậc đại khoa.

Các thủ lãnh của Phong Trào Cần Vương (1885) ở các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên, Khánh Hòa hầu hết xuất thân từ trường thi Bình Ðịnh:

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

TRƯỜNG THI BÌNH ĐỊNH (2)


TRƯỜNG THI TRONG LỊCH SỬ:

Trước tình thế căng thẳng của đất nước, Pháp luôn luôn tìm cớ để chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây Nam kỳ, trong cuộc họp các quan đại thần vào những ngày đầu năm Ất Sửu (tháng 2-1865), triều đình quyết định bỏ hẳn ý định dành lại 3 tỉnh miền Ðông. Từ nay chỉ dồn lực lượng giữ các tỉnh còn lại.

Ðáp ứng với nhu cầu quốc phòng, tháng giêng năm Ðinh Mão (1867), Tự Ðức thứ 20, trường thi Bình Ðịnh bắt đầu mở khoa thi Hương võ. Ðịa điểm thiết lập trường thi Hương võ không xa với trường thi Hương văn, chỉ cách ba thôn về phía Tây và vẫn nằm bên hữu ngạn nam phái sông Côn. Ðó là thôn An Thành, cùng tổng, huyện với thôn Hòa Nghi (thi Hương văn), nhưng nay An Thành thuộc xã Nhơn Lộc. Ðịa bàn thu nhận thí sinh Hương võ của trường cũng từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận và cũng theo lệ 3 năm một lần mở khoa thi. Như vậy chỉ sau Hương văn 3 khoa, Hương võ Bình Ðịnh cũng đã cung cấp cho đất nước nhiều võ quan trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng. Trường thi Bình Ðịnh lại một lần nữa không hổ danh, vì đã xây cất từ miền đất mang truyền thống thượng võ:

Ai về Bình Ðịnh mà coi
Con gái Bình Ðịnh múa roi, đi quyền.

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

TRƯỜNG THI BÌNH ĐỊNH


Từ thời Gia Long đến Thiệu Trị, sĩ tử các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận được phân phối ứng thí như sau: Các tỉnh từ Ðèo Cả trở ra thi ở trường Thừa Thiên, từ Ðèo Cả trở vào thi ở trường Gia Ðịnh.

Ðến năm Canh Tuất (1850), Tự Ðức thứ 3 mới bắt đầu thành lập trường thi Bình Ðịnh để nhận thí sinh các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên, Khánh Hòa. Về sau, trường Bình Ðịnh còn nhận thêm thí sinh của tỉnh Bình Thuận rồi Ninh Thuận. Nếu không kể trường thi An Giang lập năm 1863, mở một khoa rồi phải xóa tên vì bị Pháp chiếm, thì có thể nói trường thi Bình Ðịnh là trường thứ 7, ra đời muộn nhất, sau cả trường Thanh Hoá , được tái sinh (1848).