Bác
Quách Tạo là em bác QuáchTấn, lớn hơn ba tôi bốn tuổi. Nếu dùng từ để chỉ tình
bạn của họ, thì chữ “Tri kỷ” là hợp nhất. Bởi tình cảm đâu phải hàng hóa khan
hiếm để chia đều theo đầu người. Tôi kính trọng và yêu quí bác như bác ruột.
Tôi
học ngành Chăn nuôi, nên khi ai đến nhà, trước tiên tôi phải lướt nhìn sơ qua
hình dáng người ấy để phân theo “Loại Thần kình” như bài tôi đã học. Điều này đối
với con người càng rõ, các cụ xưa chẳng đã nói “làm quan có dạng, làm dáng có
hình”. Qua mắt tôi, bác Tạo thuộc loại hình lý tưởng: người phương phi, cân đối,
chắt khỏe, da ngăm, mặt chữ điền, râu quai nón, ánh mắt có lửa, trông như ông
Thiện, ông Ác trên bức phù điêu ở các cổng chùa. Có lúc tôi nghĩ bác chính là cụ
Từ Hải của đại thi hào nguyễn Du hiện về.
Với
dáng vẻ như thế, nhiều người bảo bác khó gần. Nhưng, ai tiếp xúc rồi sẽ thấy,
đó là một con người chứa đầy tâm sự, tư cách đàng hoàng, sống và nghĩ rất
logic, có trái tim nhân hậu, vị tha.
Sở
dĩ tôi dùng từ tri kỷ để ví tình bạn của ba và bác, vì đã chứng kiến cảnh đôi bạn
ấy bên nhau hàng giờ, bàn về nghệ thuật hội họa, ngôn ngữ thơ Tây, Tàu, ta, rồi
ngôn ngữ của nghệ thuật tuồng, chèo v.v... Mỗi người mỗi vẻ phân tích cái hay
cái đẹp của một bài thơ, một bài hát hay một bộ phim. Bác Tạo ca ngợi bộ môn
nghệ thuật tuồng rất cao, mỗi một cái phẩy tay, nheo mắt đều thể hiện hành vi của
nhân vật. Bác tỏ ra thích thú vở Nguyệt cô hóa cáo; còn ba tôi thì khen chất trữ
tình, tính nhân văn của phim Đến hẹn lại lên
v.v.. . Đôi lúc tôi nghe họ bàn đến chữ tri kỷ, hay chất ngọc ở đời
v.v... Tôi có hỏi thế nào là tri kỷ, bác giải thích “Tri kỷ là sự hiểu, thương
yêu, quan tâm, gần gủi tâm đắc, thấu hiểu tâm tư tình cảm của đôi bạn hay vợ chồng…cùng
nhau chống chọi với mọi khó khăn trong cuộc sống..”. Rồi, bác kể câu chuyện
sau:
“Có hai người bạn chơi nhau rất thân, họ tâm đầu
ý hợp với nhau ở mọi góc độ, không lúc nào rời nhau. Cứ giờ đó, hai người rủ
nhau chơi cờ. Chơi đến độ người này nắm bắt được cách đánh của người kia. Thế rồi,
một người qua đời! Thương nhớ bạn, người còn lại cũng giờ đó, ra chỗ đó ngồi
chơi cờ một mình. Chỉ mình ông chơi cho cả người bạn quá cố. Lúc thì nói “con
mã này là tôi đi cho tôi, còn con xe của anh tôi giữ lại, Tôi ăn con tốt của
anh. Cuối ván cờ, ông bảo - ván này ông thắng tôi đấy” .Cứ thế, ngày nào cũng vậy. Ông chơi cờ
một mình, cho đến lúc ông không còn sức để chơi nữa. Và ông đi gặp bạn tri kỷ ở
nơi nào đó!".
Là
Học sinh Miền Nam, chúng tôi chỉ được giáo dục một chiều; được nghe những cuộc
tranh luận như thế, tôi vỡ ra nhiều điều. Bác Tạo như một nhà triết gia uyên
bác, hiểu rộng, sâu sắc, có cái nhìn đúng đắn về lịch sử văn hóa của Bình Định.
Có điều, bác nghiêm, ít giao rộng. Có lẽ do mặc cảm việc ba lần suýt bị chính
quyền Cách mạng bắt đem xử chém; nhưng nhờ đèn trời soi xét, cả ba lần bác đều
thoát án một cách tài tình là do cách mạng vẫn còn sử dụng tài xử án và tài nghệ
võ mà bác thoát được lưỡi đao của mấy ông Cách mạng và kháng chiến dõm.
Con
gái bác ở Hà Đông; tướng tá, tiếng nói mang gien trội của bác, chị hệt như đàn
ông; tính tình mạnh mẽ, quyết đoán. Ai bảo bác đặt tên chị là “Quách Liên Trì”.
Thế mới có sự nhầm lẫn thú vị: Khi chị học lấy bằng Y sĩ; trớ trêu thay, trong
lớp lại có anh tên tên con gái - Bùi Kim Thoa. Nếu thầy giáo gọi chị lên bảng thì “mời anh Quách Liên Trì”, nếu gọi anh
Thoa thì “mời chị Thoa”. Vậy là cả lớp Y sĩ được dịp cười chảy nước mắt. Nhân
lúc trả bài thi viết, thầy giáo chê chị “gía anh Trì đổi tên cho chị Thoa thì
hay biết mấy; chữ chị Thoa đẹp như chữ đàn ông, còn anh Trì xấu như gà bới”.
Buồn
cười hơn, đi khám bệnh tập thể, y tá Bệnh viện xếp hồ sơ chị ở khu khám bệnh
cho nam giới, còn anh Bùi Kim Thoa thì ngược lại. Đến lược anh, cô y tá gọi: “mời
chị Kim Thoa vào khám phụ khoa”. Thế là tập thể lớp Y sĩ lại được một trận cười
nghiêng ngã, khiến người bên cạnh ngơ ngác chẳng hiểu gì cả
Con
trai bác, anh Quách Đạt, ở Quảng Ninh. Số anh là số con rệp!.Đi bộ đội rất sớm,
chưa kể những vết thương do bom đạn, còn lên rừng, lội suối, vắt, rắn cắn để lại
dấu vết trên dọc ngang thân thể, qua tận bên Lào chiến đấu, giúp bạn giải phóng
khỏi ách đô hộ Thực dân Pháp. Thế mà trời xui đất khiến thế nào, hôm lau súng,
bỗng “đoàng”, viên đạn bay ra, ghim vào đầu chiến sĩ cùng đơn vị, anh ta chết,
anh bị kỷ luật và mất chức! Thế là hết! từ đó anh không còn dính tí chức tước
nào cho con cháu nhờ! Giá anh không xui xẻo như thế, bây giờ có thể là Tướng rất to rồi!. Đúng là “tai bay vạ gió.” Thật
tiếc cho cả đời cống hiến!..
Con
ở xa, bác góp gạo ăn chung với nhà tôi. Nói không ngoa, má tôi nhờ sổ mua hàng
của bác tại Cửa hàng Tôn Đản. Cửa hàng dành riêng cho cán bộ từ chuyên viên 6
và trung cao cấp trở lên. Nếu ai đã từng sống bằng chế độ tem phiếu sẽ thấy, Sổ
mua hàng này quí hơn cả vàng 10 tuổi đấy! ngoài mua được hàng tươi, ngon, rẻ; nếu
túng bán ít phiếu sẽ được khoảng chi bù
cho các thứ khác.
Bác
Tạo được sinh ở đất võ Tây Sơn - Bình Định. Tôi quên một chuyện; lẽ ra chị Trì
là chị dâu họ của tôi, song vì tính khí bác Tạo quá chính trực, liêm khiết, nghe người nào mách
“con Trì chưa cưới hỏi đã nhận vàng của đàng trai” tức anh họ tôi. Bác đã đòi bắn
chị. Chị tức quá hủy hôn với nhà trai.
Tập
kết ra Bắc, bác làm ở Tòa Án Nhân Dân Tối cao. Võ nghệ bác thuộc loại siêu, lúc
nào cũng ở trạng thái chống trả. Ai lỡ đụng thì coi chừng mất mạng. Có lần, bác
đi ngang chỗ đông người tập thể dục, có anh thanh niên nhỡ đụng phải, bác giơ
tay đỡ, anh bị chúi đầu xuống đất, kêu ơi ới. Mọi người tưởng bác vô cớ đánh
anh, la toáng “Ôi giời ơi! ông già kia tự dưng đánh người”. Hoảng quá, bác xua
tay, thanh minh “cậu ấy đụng, tôi đỡ” lúc đó mọi người ồ lên “anh này va phải
võ sư siêu đẳng rồi”. Chính vì võ nghệ bác quá siêu, nên ba tôi sợ có ngày
chúng tôi bị bác làm gãy xương, đã dặn cẩn thận “Khi bác đang ngủ, gọi bác dậy
ăn cơm, các con đứng ở đầu giường, đừng đứng dưới chân, ai động tới, bác tưởng
bị đánh, sẽ quật các con gãy xương”
Bác
còn là cầu nối giữa ba tôi và bác Quách Tấn. Sau khi xuất bản tập thơ “Giọt
trăng” tại Paris. Bác Tấn gửi cho bác Tạo 3-4 quyển để tặng cho em trai và các
bạn thân cũ. Tập thơ đã đi vòng vèo từ Parir về Sài Gòn, sang lại Parir để về
Hà Nội.
Hồi
đó, phải qua rất nhiều sự kiểm duyệt nhiêu khê như vậy, mà cuối cùng sách cũng
không đến được tay người nhận. “Chẳng hiểu tại sao chú Nguyễn Đình, tình cờ
nhìn thấy tập thơ này ở nhà người bạn làm ở Bộ nội vụ”. Chú bèn mượn về, thức cả
đêm chép tay, vẻ bìa, sao y, rồi đem biếu bác Tạo.
Cầm
tập thơ, bác Tạo và ba tôi giấu diếm rất tội nghiệp, chui vào buồng, giấu vợ
con, thận trọng lật từng trang xem. Hai người nghe nói tập thơ có 7 bài khóc
con chết trận. Sợ nội dung bôi nhọ chế độ XHCN Miền Bắc, làm liên lụy đến người
đang ở Hà Nội. Nhưng, đọc đến trang cuối, hai người thở phào nhẹ nhõm. Bài thơ
nào trong đó, cũng toát lên lòng yêu nước, yêu dân tộc. Bác Tấn chỉ diễn tả tâm
trạng của người cha mất con:
“Ân hận vì đã trót sinh con
trai trong thời vô đạo
Cầm súng không biết phục vụ
cho ai…”
Sau
giải phóng, ba tôi trở lại quê, bác Tạo ở với cháu ngoại, con đầu của chị Trì.
Cuộc sống mấy ông cháu ở Hà Nội vẫn còn cơ cực, thiếu thôn trăm thứ, nước, xà
phòng, củi, thực phẩm làm hao tốn nhiều sức lực con người. Bác gửi thư cho ba tôi
Nghèo
Hưu bỗng tăng hai giá vọt mười
Cân bằng cái sống bở hơi tai
Chất tươi còn được canh rau
muống
Lượng đạm mong vào nhúm tép
moi
Thuốc đắt mong đừng đau ốm vặt
Quê xa dành chỉ mộng về thôi
……………………………………
Hà Nội, Mồng bốn Tết Bính
Tý/1996
Đời
bác là một pho Tiểu thuyết bi hài thực tế. Bác gặp lắm gập ghềnh; nen bác sống
khép kín, vì thế “nước trong quá không có cá, khó tính quá ít bạn” bác buồn và
già đi nhiều
Năm
1977, tôi vào Thành phố HCM. Từ đó, ít được tin bác. Năm 1995 ba tôi ra Hà Nội
chữa U-nang tiền liệt tuyến, bác đến thăm. Gặp bác, mới đầu, tôi chưa nhận ra,
bác già, gầy, và tiều tụy nhiều; không còn quắc thước như xưa!...
Nghe
các em nói, đời sống của ông cháu bác
khá cơ cực. Trong Nam, cuộc sống của cha con tôi đỡ hơn, thấy bác như vậy tôi động
lòng trắc ẩn. Tôi muốn biếu bác gói bột ngọt Azinomoto, thứ mà lúc đó rất quí
hiếm. bữa cơm có canh rau cải, rau muốn bỏ chút bột ngọt là thay thế cho tôm thịt,
người Hà Nội hay ví “quí như mì chính cánh”,
Tôi
sợ tính khảng khái của bác làm, nhưng liều: “Bác ạ, con có chút quà Miền Nam biếu
bác..” Tôi vừa nói vừa ấn nhanh vào tay bác. Tôi mừng như được thưởng. Bác đã
không như trước nữa! Bác nhận và cất gói bột ngọt vào túi vải và đọc thơ cho ba
tôi nghe.
Cái nghèo (bất túc)
Mình nghèo đâu đến rớt mồng
tơi
Chỉ tội lê thê kéo suốt đời
Rau cháo từng quen ngày bữa
rưỡi
Chiếu chăn chịu đựng suốt
hai thời
Cái nghèo cố để mòn tâm trí
Sinh thiếu tiên thiên xuất mẫu
hoài
Lão mạo tội gì trời gánh cả
Cái nghèo sao nỡ khoán cho
trời
15-6-1997
Ngày
ba tôi mất, bác điện vào chia buồn
Thương tiếc bạn cũ
:- Nhà thơ Yến Lan:
Chỉ tiếc mình không hội “Tứ
linh”
Cùng chung thưởng thức vận
chung tình
Mười năm khế thoát chùa Quan
Thánh
Nghìn dặm từ qui mộng Cổ
thành
Thuyền ghé My Lăng không kịp
bạn
Trăng rằm tháng tám rạng
bình minh
Tứ linh giờ đã qui linh hết
Dấu cũ còn đâu Viễn vong
đình
(Rằm tháng tám Mậu Dần - 5/10/1998)
Năm
tháng dài lê thê qua đi, đời vô vọng của bác lắng sâu vào tận tâm can như đợi
lãng quên mang đi, thì đột ngột có tia nắng ấm rọi vào quãng cuối đời. Nhà nước
bỗng nhớ đến công lao của bác đã đóng góp trong hai cuộc kháng chiến thần
thánh! Bác vui viết :
Tết Bính Tý - Năm 1996 (Mượn
câu của Hồ Yêm gửi anh Quách Tấn)
“Hoa
giáp một vòng thêm nhị giáp/Còn xuân mấy giáp cũng là xuân”
Hoa giáp một vòng thêm nhị
giáp
Còn xuân mấy giáp cũng là
xuân
Mình không Đông Quách
Không Nam Quách
Ai nhớ ? ghi công ? Chực xí
phần
1996
Tết năm nay được nhà nước
thưởng công tham gia hai cuộc kháng chiến thần thánh-Mình đã được bỏ quên suốt
thời gian ở Miền Bắc (chống Mỹ) không ngờ nay cũng được chấm điểm thưởng công.
Thật là đại hạnh cho tuổi già, khỏi tiếng “lão giã vô dụng”. (Cảm ơn Lưu bị)
Tôi
không nguôi nhớ về bác. Bác có dáng làm quan, vậy mà đời bác sao hẩm hiu hết chỗ
kể! Đến ngày cùng, tháng tận, bác vẫn chưa được trời ưu ái. Anh Quách Giao kể:
“Đám tang chú Tạo thật thương tâm, chẳng ai đến viếng bác ngoài con cháu và ba
đứa em của tôi còn ở lại Hà Nội. Bác thật cô đơn nơi đất khách quê người! tội lắm;
không nơi đặt linh cữu, bác nằm tạm chân cầu thang chờ giấy khai tử!
Ôi!
Giấy khai tử mà cũng thật nhiêu khê. Đến bốn nơi trước bác đã ở, chẳng nơi nào
chịu nhận cho thi hài bác quàn tạm vài giờ, trước khi về với lòng đất. Sự nhiêu
khê thiếu tình người của mấy ông Cán bộ Khu Phố, với lý do “không có tên trong
Hộ khẩu ở đây”. Đến nơi này người ta bảo về nơi kia, nơi kia bảo quay lại nơi
này. Vòng vo hết 4 nơi mà chỉ là con số O. Cuối cùng, con, cháu bác phải mua tạm
chỗ ven đường của một nông dân tốt bụng ở Hà Đông, với điều kiện đến ngày sang
tiểu phải “về quê”.
Và tôi nghe, anh Quách Đạt đã đưa bác về quê
ngay ngày sang tiểu!
Lâm Bích Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét