Đò chiều còn đó người đưa, Ngâm Ai Tư Vãn người xưa đâu rồi

Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

QUA VÙNG BIỂN BÌNH ĐỊNH TRÔNG NÚI CÙ MÔNG





QUÁ BÌNH ĐỊNH DƯƠNG PHẬN
VỌNG CÙ MÔNG SƠN
Nam phong dạ tác (*) đào thanh 
Ký đắc Cù Mông lĩnh ngoại hành 
Hiểu vọng quần sơn hoành nhất đới 
Ức phong khúc xứ cựu ao binh
(Cao Bá Quát)

(*) Bản bị mất một chữ, có chỗ thêm chữ nộ, có nơi thay bằng chữ “xuy”   
QUA VÙNG BIỂN BÌNH ĐỊNH
TRÔNG NÚI CÙ MÔNG
Đêm gió Nam thổi, tiếng sóng dữ gầm gào
Biết rằng đang đi ven bên ngoài núi Cù Mông
Sáng ra trông lên những ngọn núi liền một dãi
Trên những đỉnh nhấp nhô trăm nghìn ngọn núi đó,
xưa là nơi xảy ra những trận kịch chiến long trời

...    
Đêm chen Nồm dậy sóng gào
Thuyền qua Cù lĩnh nao nao dặm ngàn
Sớm trông non núi hàng hàng
Nghe xưa tiếng sắt tiếng vàng chen nhau.


Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2017

NHÀ THƠ TẢN ĐÀ ĐỀN ĐẤT BÌNH KHÊ


Vào năm 1941, dù đã qua đời, nhưng Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1889 – 1939) đã được Hoài Thanh và Hoài Chân cung kính đặt vào một vị trí đặc biệt trong Thi Nhân Việt Nam, tập thi ca hợp tuyển và phê bình vừa mới xuất bản, ghi nhận những nhà thơ có tên tuổi đương thời. Nhà thơ vùng núi Tản sông Đà được mọi người lúc ấy xem là ngôi sao sáng, là chủ soái của thi đàn xuyên qua 2 thế kỷ.

Nhưng Tản Đà không chỉ là nhà thơ, ông còn làm báo, viết văn, dịch thuật, soạn tuồng, soạn sách giáo khoa… Ông từng tranh luận với các nhà tân học về luân lý, các vấn đề cấp bách của xã hội, ông cũng đã từng là chủ báo, chủ bút của một số tạp chí đầu thế kỷ trước, từng lập ra nhà xuất bản cho riêng ông… Ông quả là người đa tài, đúng là người đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp văn chương. Tâm huyết ông dành cho văn hóa nước nhà gói gọn vào ý tưởng bồi đắp cho bức dư đồ, không chỉ là tạp chí An Nam, mà còn là đất nước đang rách nát tả tơi:

Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2017

PHƯƠNG THUỐC NHẤT DẠ LỤC GIAO



            Thầy Phác về lại làng. Cả làng xúm nhau đến chúc mừng. Không mừng sao được, ít gì thì nay làng cũng có được một ông quan sớm quay về ở cùng dân, chia bùi sẻ ngọt với dân. Mấy làng bên đã đâu có được.

            Chả là Thầy Phác, ờ không, lẽ ra nên gọi là Quan mới đúng, dù gì Quan cũng là một Ngự y của triều đình, nghe đâu vì hục hặc với quan trên sao đó nên phải ôm tráp hồi hương. Tuổi chưa đến nỗi mà phải sớm rời chốn quan trường, bị bãi chức hay gì gì đi nữa, thôi thì cứ gọi là hưu non. Nhưng chẳng hề gì, tiến vi quan thoái vi sư. Không làm quan chốn cung đình thì về làm thầy hốt thuốc bắt mạch cho dân làng. Ai ai cũng sẽ phải gọi bằng Thầy! Cũng còn vinh dự chán.