Đò chiều còn đó người đưa, Ngâm Ai Tư Vãn người xưa đâu rồi

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

ĐỒ BÀN THÀNH KÝ



Đồ Bàn Thành Ký là phần trích dịch đoạn cuối trong cuốn Nguyễn Thị Tây Sơn Ký của Hoàng giáp Nguyễn Văn Hiển và không được rõ năm soạn thảo. Sách được Trường Viễn Đông Bác Cổ in microfilm. Số sách đề A.3138  N0 309, hiện được tàng trử tại Viện Khảo Cổ Sài Gòn. Đồ Bàn là kinh đô cũ của Chiêm Thành, gắn liền với lịch sử của Chiêm Thành cũng như đối với lịch sử Nam tiến của dân tộc Việt Nam… (Tô Nam - Nguyễn Đình Diệm - Tập San Sử Địa số 19 & 20, nxb Khai Trí - Sài Gòn 1970)


Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

QUÂN NGỰ LÂM CỦA NGUYỄN VƯƠNG PHÚC ÁNH


            Hiểu theo nghĩa thông thường, quân Ngự Lâm là loại quân hậu cận, ở bên cạnh và bảo vệ an toàn cho vua. Nhưng trong trận chiến tiến ra Quy Nhơn giao tranh với nhà Tây Sơn những năm 1799 - 1802, trong quân thứ của Nguyễn Ánh có binh chủng Quân Ngự Lâm mà ở đây quân binh đều kén lấy người của Quy Nhơn, hầu hết tướng lĩnh chỉ huy - kể cả cao cấp lại là hàng tướng của Tây Sơn theo về. Trong trận chiến, đội quân Ngự Lâm nầy đã có nguyên một quân hiệu trở ngược lại ngọn giáo làm khốn đốn cho quân của Nguyễn Vương không ít, làm cho Vương phải bao phen gọi là lao tam khổ tứ, ăn chẳng ngon mà ngủ cũng không yên.
            Năm 1780, Nguyễn Ánh xưng Vương ở Gia Định, dùng theo niên hiệu của vua Lê. Năm 1781, sau khi giết Đỗ Thành Nhơn, Nguyễn Ánh lấy quân Đông Sơn của Nhơn chia làm bốn quân Tiền, Hậu, Tả, Hữu, làm cơ sở gầy dựng nên đại binh với các dinh Trung Quân, Tiền - Hậu - Tả - Hữu Quân sau nầy. Khi lực lượng đã phát triển, Nguyễn Ánh còn có Vệ Thần Sách, là đội cận vệ được trang bị và tập luyện chiến đấu theo kỷ - chiến thuật Tây phương. Năm 1793, Vệ Thần Sách được nâng lên thành Quân Thần Sách, được xem như là thân quân, lính hậu cận của Nguyễn Vương.