Đò chiều còn đó người đưa, Ngâm Ai Tư Vãn người xưa đâu rồi

Thứ Hai, 31 tháng 1, 2011

HƯƠNG VỊ TẾT (1)

NGÀY XUÂN LAN MAN CHUYỆN CÂU ĐỐI


Từ giàu cho chí nghèo, ngày xưa ăn Tết mà trong nhà thiếu đi một Câu Đối thì giống như ăn Tết mà không có mùa xuân.

Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2011

BÌNH ĐỊNH HÀNH

Lĩnh Thụy


Qua Văn học cổ ta đã biết các bài Hành nổi tiếng của Trung Hoa như Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị, Trường Can Hành, Hiệp Khách Hành của Lý Bạch, Yên Ca Hành của Cao Thích, Đào Nguyên Hành của Vương Duy …  Gần hơn, Việt Nam có Tống Biệt Hành của Thâm Tâm … Nay có bài Hành về quê hương Bình Định

Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011

VỊ TẾT

THƠ XUÂN XƯỚNG HỌA


Ngày xưa tháng rộng ngày dài, cuộc sống không vướng víu nhiều với tiện nghi công nghiệp. Các cụ xưa không bận bịu nhiều với hối hả của manh áo chén cơm, nên khi chơi xuân là các cụ chơi cả tháng. Chơi là chơi cho hết tháng giêng.

Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011

MÙI TẾT

DẠO CHỢ TẾT ÔNG TÁO
Hoài An


Ngày hết, Tết sắp đến.
Cứ đến ngày đưa Ông Táo về trời là đã thấy mùi Tết.

Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011

CON TÀU THỜI GIAN (4)

TIẾT KHÍ VÀ NHỊ THẬP BÁT TÚ CỦA ÂM LỊCH  (tiếp theo)

Tinh Tú - Cơ sở để làm Lịch
Lịch Ta – Lịch Âm mà Việt Nam đang sử dụng có nguồn gốc từ Trung Hoa. Ông cha ta ngày xưa đã có những cố gắng nhận diện, tìm ra những quy luật phức tạp của Lịch Tuần trăng để vận dụng riêng cho đất nước. Mỗi triều đại đều có lập ra các cơ quan “coi sóc” về Lịch, về thời tiết như Lầu Chính Dương thời Lý, Thái Sử Cục thời Trần, Thái Sử Viện thời Lê, Khâm Thiên Giám thời Nguyễn.

Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2011

CON TÀU THỜI GIAN (3)

TIẾT KHÍ VÀ NHỊ THẬP BÁT TÚ CỦA ÂM LỊCH

Tiết Khí phân định 4 mùa

Con Tàu Thời Gian tự nó nó trôi. Như ngựa chạy, như tên bay, thời gian là chuyển động, không ai bắt thời gian dừng lại để chờ đợi dòng đời. Lịch là công cụ ghi nhận chuyển động của dòng đời theo thời gian. Lịch tồn tại cùng văn minh lịch sử nhân loại, nó phản ánh nhận thức của con người với xã hội và tự nhiên của vũ trụ.

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011

CON TÀU THỜI GIAN (2)

SƠ LƯỢC LỊCH TÂY – LỊCH TA    (tiếp theo)

Lịch Gregory  tháng 10 / 1582

Dương lịch Việt Nam đang sử dụng là loại Công lịch mà nước ta chính thức công nhận năm 1967. Độ dài của năm Dương lịch được tính bằng khoảng cách trung bình giữa hai điểm Xuân phân trên Hoàng đạo khi trái đất quay giáp vòng quanh mặt trời. Đây là Lịch Gregory đã cải tiến từ Lịch Julius do Hoàng Đế La Mã Julius Caesar ban hành năm 45 trước công nguyên
Ngày 1 tháng 3 năm 1582, Giáo Hoàng La Mã  XIII là Gregory (Gregorius) đã ban bố cải cách Lịch Julius đang sử dụng với nội dung như sau :

Thứ Hai, 17 tháng 1, 2011

CON TÀU THỜI GIAN (1)

SƠ LƯỢC LỊCH TÂY – LỊCH TA

Quỹ đạo của Trái đất và Mặt trăng

Ngày hết Tết đến. Tết Dương lịch đã qua rồi nửa tháng, nửa tháng nữa lại đến Tết ta. Con tàu thời gian cứ vậy mà trôi. Năm, tháng, ngày, giờ cứ vậy đi qua với dòng đời.
                 Thời giờ ngựa chạy tên bay
                 Hết trưa lại tối, hết ngày lại đêm
                 Đông qua Xuân lại đến liền
                 Hè về rực rỡ, êm đềm Thu sang …

CÙNG THƠ

SỢ TĨNH LẶNG




                         TĨNH
                         DoKinhThi

Mờ sương cuối bãi thuyền neo
Lăn tăn sóng gợn mây treo mặt hồ
Ngàn cây buông bóng quanh bờ
Mười năm thầm lặng vỗ về trăm năm

                         SỢ
                         Thiiasao

Hải thuyền mệt mỏi buông neo
Rùng mình sợ sóng leo xeo ao hồ
Hải tặc buông kiếm lên bờ
Sợ lời ru vợ đợi chờ bao năm

                         LẶNG
                         TruongNghi

Bên cầu thầm lặng buông neo
Lơi câu mái đẩy nặng đeo sông hồ
Dặm sương đâu bến đâu bờ
Xa xăm tiếng võng dầm dề tháng năm

Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2011

TRI HUYỆN BÌNH KHÊ (2)

BÀI PHÚ “BẰNG HỮU KIM KÝ” CỦA QUAN HUYỆN – MỘT BÀI PHÚ TOÀN LÀ TỤC NGỮ

Quan Lãng tử Tri huyện Bình Khê Nguyễn Đôn Phục, theo Quách Tấn thì ông rất giỏi nôm. Mẫn tiệp, lanh lẹ như ông thì có thể có nhiều trước tác để lại. Nhưng hiện giờ biết được ở ông chỉ đôi câu thơ trào lộng truyền khẩu và bài phú “Bằng Hữu Kim Ký”. Bài phú trên trăm câu dùng toàn là tục ngữ ghép lại, nhưng rất mạch lạc, đối nhau rất chỉnh theo thể văn vần cổ xưa.
Nghe nói rằng ông làm bài phú nầy với ngụ ý châm biếm các quan. Cũng vì bài phú nầy mà quan đầu tỉnh lúc đó kiếm chuyện làm cho ông bị cách chức.

Thứ Tư, 12 tháng 1, 2011

TRI HUYỆN BÌNH KHÊ (1)

MỘT ÔNG QUAN LÃNG TỬ

Đọc Vang Bóng Một Thời của Nguyễn Tuân, người nào có chút lòng hoài cổ thấy ngậm ngùi nhưng thật hào sảng với truyện Chữ Viết Người Tử Tù, thấy một chút khoan khoái qua Chén Trà Trong Sương Sớm, thấy cả không gian đầm ấm, hương vị Tết như thơ của mấy cụ Đồ với bài Hương Cuội … Phải nói cả 11 truyện ngắn của Vang Bóng Một Thời không có bài nào non tay qua bút lực của Nguyễn Tuân.
Trong Vang Bóng Một Thời, Nguyễn Tuân dành ra đến 2 truyện ngắn là Thả Thơ và Đánh Thơ để xây dựng lại hình ảnh món ăn chơi của “một thời vang bóng”.

Chủ Nhật, 9 tháng 1, 2011

BẾN CŨ

                           Lĩnh Thụy - Quy Nhơn 1973
  



Chàng tráng sĩ dừng chân trên bến vắng
Tiếng reo hò quân giặc vẳng bên tai
Chiếc nhung y đẫm máu lẫn bùn lầy
Mặt rạm nắng vì dạn dày sương gió

Dòng sông lặng nhấp nhô con thuyền nhỏ
Ánh trăng ngà tươi sáng tỏa nơi nơi
Chàng băn khoăn muốn gọi chẳng nên lời
Cô lái vội nhoẻn miệng cười tình tứ
Mời tráng sĩ !

Rồi lướt sóng thuyền xa mờ bến cũ
Nước lửng lờ, chàng thiếp ngủ trong khoang
Tiếng chim khuya buông rời rạc mơ màng
Sương thấm lạnh, dăm tiếng gà xao xác

Trăng xế bóng cô lái buồn man mác
“ Dậy đi chàng mau giết giặc lập công
Nơi quê nghèo em vẫn đợi vẫn mong
Người chiến sĩ oai hùng trên tuấn mã “

Yên giặc giã
Chàng trở lại tìm người xưa bến cũ
Đâu bóng thuyền và nàng đã ra đi
Lúc hỏi thăm mới biết một thứ phi
Rời cung điện cứu người khi nguy biến

Và chiều nay trên đường ra chiến tuyến
Có kẻ buồn như khúc nhạc sầu bi
Tay vạm vỡ nhẹ tì lên đốc kiếm
Nhìn cờ đào chàng lại giục ngựa phi … 


Thứ Bảy, 8 tháng 1, 2011

LỤA PHÚ PHONG (2)

HÌNH ẢNH MỘT KẺ SĨ QUA CÂU CHUYỆN TẤM LỤA

Quá Hải Vân Quan - Trần Bích San
Tam nguyên Vị Xuyên Trần Bích San trấn nhậm ở Bình Định chỉ có mấy năm, nhưng trong lòng người Bình Định, Tuy Viễn, Bình Khê đã ghi nhận ở ông là một vị quan hết lòng vì dân, vì nước.
Đất Tuy Viễn mở rộng lên phía tây sau nầy thành lập nên huyện Bình Khê (Tây Sơn của Bình Định và Thị xã An Khê của Gia Lai ngày nay) là từ cặp mắt của người kinh bang tế thế Trần Bích San. Đưa các câu ca dạy dỗ con cái trong gia đình

Thứ Sáu, 7 tháng 1, 2011

LỤA PHÚ PHONG (1)

VÌ XẤP LỤA, QUAN TAM NGUYÊN NHẬN ROI ĐÒN CỦA MẸ

Phú Phong xưa đã nổi tiếng nghề ươm tơ dệt lụa. Dòng nước mát Sông Côn hợp lưu cùng sông Đá Hàn, những bãi dâu xanh ngắt Hà Nhung, Trinh Tường, Phú Lạc … cùng với buồng tằm Thuận Nghĩa … đã làm nên thương hiệu Lụa Phú Phong. Năm 1911 Hãng dệt Delignon (Établissements L.Delignon) có trụ sở ở Paris đã mở nhà máy tại Phú Phong, nơi hợp lưu 2 con sông trên để khai thác nghề kéo sợi dệt vải của nơi nầy.

Thứ Tư, 5 tháng 1, 2011

ĐỘC TIỂU THANH KÝ (2)

THAM KHẢO MỘT DỊ BẢN DO NHÀ THƠ LINH ĐÀN CUNG CẤP

Ký họa chân dung nhà thơ Linh Đàn
Ta đang mến mộ một người nào đó, đang thần tượng hóa một cái gì đó, bỗng có người đứng ra cho đối tượng đó có những khiếm khuyết thì thông thường trong cuộc sống, người đời có ngay một phản ứng tức thời là “không ưa” gì người đã phát hiện ra khiếm khuyết đấy. Trong văn học cũng không tránh khỏi lẽ thường tình. Nhưng trong văn học ngoại trừ những cứ liệu còn phải có những lập luận vững chắc để xác định độ tin cậy cho cứ liệu.

Thứ Hai, 3 tháng 1, 2011

ĐỘC TIỂU THANH KÝ (1)

MỘT BÀI THƠ ĐƯỜNG LUẬT BỊ THẤT NIÊM !?

Độc Tiểu Thanh Ký - Nguyễn Du
Sách giáo khoa hiện nay soạn cho học sinh học về Nguyễn Du, ngoài Kim Vân Kiều còn có bài Độc Tiểu Thanh ký lấy trong các di cảo của cụ. Bài Độc Tiểu Thanh ký có 2 câu kết được nhiều người nhớ và sử dụng trích dẫn khi tìm hiểu về Tố Như - Nguyễn Du. Nói đến Nguyễn Du, người ta có thể nhắc liền đến tâm sự :
“Không biết ba trăm năm sau nữa, trong thiên hạ có ai là người khóc cho Tố Như” ...

Thứ Bảy, 1 tháng 1, 2011

TÂM SỰ ĐẦU NĂM


Thế là lịch đã sang năm 2011. Năm qua, một tháng trời lang thang để xem mình có phải là mình giữa cuộc sống bôn ba. Té ra mình vẫn chưa già, mình vẫn thấy cuộc đời còn dài để phải làm giàu tri thức.
Lang thang cùng các trang nhật ký điện tử. Mình đã thấy được một góc nhìn khác của Duy Nhất, một lề trái mà phải của Đào Hiếu, một vùng

MỪNG 2011



                                  Chúc Mừng Năm Mới