Đò chiều còn đó người đưa, Ngâm Ai Tư Vãn người xưa đâu rồi

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

KỶ HỢI TUẾ CỦA TÀO TÙNG





己亥
澤國江山入戰圖,
生民何計樂樵蘇。
憑君莫話封侯事,
一將功成萬骨枯。
曹松


KỶ HỢI TUẾ
Trạch quốc giang sơn nhập chiến đồ
 Sinh dân hà kế lạc tiều tô
 Bằng quân mạc thoại phong hầu sự
 Nhất tướng công thành vạn cốt khô  .
Tào Tùng

NĂM KỶ HỢI
(Năm 879 Đời vua Hy Tông nhà Đường)

Non nước Giang Nam đã rơi vào chiến loạn
Kế sinh nhai người dân đâu còn cảnh vui thú nhặt củi hái rau
Xin đừng nói chi chuyện phong hầu, thăng quan tiến chức
Một tướng được đề danh, trong khi đó ngoài chiến trường phơi vạn ngàn xương trắng

NĂM KỶ HỢI

Non sông binh lửa ngập tràn
Hái rau, nhặt củi non ngàn còn đâu
Nhắc chi khanh tướng công hầu
Danh đề một kẻ, trắng màu xương phơi

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

TRƯỜNG SƯ PHẠM QUINHON




Trước tháng Tư năm 1975, từ bến xe Qui Nhơn băng qua đường Gia Long, theo đại lộ Võ Tánh, đi về phía biển, cuối cùng gặp đường Nguyễn Huệ, rẽ mặt về hướng Tây Nam. Con đường Nguyễn Huệ chạy dọc theo bờ biển, bên trái là xóm dân chài Khu Hai, bên mặt có Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa Qui Nhơn, rồi qua khúc quanh Eo Nín Thở, đến ngã ba Nguyễn Huệ và Nguyễn Hữu Lộc, ở góc đường phía Tây là cơ sở Quân Sự. Vẫn trên con đường Nguyễn Huệ, từ đây, bên trái là bãi Thùy Dương; bên phải, đi một quãng nữa, sẽ gặp Trường Trung Học Vi Nhân, rồi Trường Sư Phạm Qui Nhơn, kế đến là Trường Trung Học Kỹ Thuật, tiếp theo có Quân Y Viện và kho Y Dược 720 của Quân Đoàn 2. Nơi đây, qua khỏi ngả ba, là khu vực Ghềnh Ráng, nếu vẫn tiếp tục đi trên đường Nguyễn Huệ, bên phải là phía hông của Trung Tâm Huấn Luyện Nhân Dân Tự Vệ của ông Võ Trấp, nằm dựa lưng vào núi Vũng Chua. Và bên trái, nhìn lên chân đồi là mộ Hàn Mạc Tử .

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

TẢN MẠN CHUYỆN GIỖ VÀ GIỖ TỔ



Giỗ quải là chuyện đặc thù của người phương Đông, của người Việt Nam ta. Thử hỏi trong đời có mấy ai không đi ăn giỗ, không có tổ chức đám giỗ trong nhà. Giỗ là ngày tưởng niệm người thân trong gia đình đã quá vãng mà làm sao không có được !? Có người cho rằng dân phương Tây coi trọng ngày sinh, còn dân phương Đông lại coi trọng ngày mất của một đời người. Tại sao như vậy chỉ có những bậc hiền triết mới giải thích giúp, còn cỡ mình thường thường chỉ “năm ba chữ vẩn vơ”, chỉ biết quải giỗ là tập quán lâu đời mà ông cha ta đã để lại, cứ đến ngày người thân đã mất là tập trung anh em, họ hàng, bà con cùng gặp với nhau.

Hẳn nhiên bà con cùng gặp với nhau có thể là để cùng nhắc với nhau về phẩm hạnh, về chuyện đã làm của người đã khuất, có thể là nhân đó mà bàn về chuyện giữ gìn gia phong, họ tộc. Nhưng ngày gặp nhau đó, đã quây quần tụ hội lại với nhau thì không thể thiếu chuyện … ăn. Chuyện ăn mới là chuyện hàng đầu của con người. “Trời đánh cũng phải tránh bữa ăn”. Chả vậy mà sau từ Ăn trong ngôn ngữ Việt, có quá nhiều từ đi kèm để diễn tả chuyện ăn. Nào là Ăn như hổ lốn, Ăn như mèo mửa, Ăn ké, Ăn theo, Ăn trộm, Ăn cướp, Ăn cả phân cả sắt thép, Ăn bẩn, Ăn quịt, Ăn hại, Ăn gian … Ăn Ăn Ăn gì đấy mà không đủ sức để liệt kê ra ! Cũng từ chuyện ăn mà Ăn giỗ cũng mang nhiều hệ lụy thể hiện cái con trong con người.

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SĨ TRẦN ĐÌNH TÚC

Khâm sai Trần Đình Túc (góc trái) trong lễ ký Hòa ước quý Mùi 1883


Tiểu Sử ngài Hiệp Biện Đại Học Sĩ TRẦN ĐÌNH TÚC

Ngài Tổ Thế hệ thứ 11 húy TRẦN ĐÌNH TÚC (1816 – 1899), thọ 84 tuổi. Người làng Hà Trung, Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị, làm quan Hiệp Biện Đại Học Sĩ, Lễ Bộ Thượng Thơ, Tước Lại An Tử, Thụy Văn Ý, thời vua Thiệu Trị, Tự Đức.  

Trong thời làm quan, đất nước gặp lúc có nhiều giặc giã rối ren, mặc dù có nhiều vị quan chức tước cao hơn, nhưng khi gặp những sự việc khó khăn, Ngài được nhà vua chỉ định đi trấn nhậm giải quyết, hay đi công cán nhiều nơi trong Nam, ngoài Bắc, đi sứ Trung Quốc, Hồng Kông, giao tiếp với các phái đoàn Anh Quốc, Triều Tiên, cầm đầu phái đoàn thương thuyết gay go với phái bộ Pháp, nhất là việc thương thuyết lấy lại thành Hà Nội 2 lần bị thất thủ.

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

TỰ SỰ CỦA QUAN HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SĨ

Trần Đình Túc (1816-1899)


Hiệp Biện Đại Học Sĩ Trần Đình Túc (1816 – 1899) người làng Hà Trung, Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị, đỗ cử nhân năm 1842, có tài ngoại giao, làm quan trong giai đoạn đất nước bị họa xâm lăng. Quân dân thất bại liên miên trước vũ khí tối tân của thực dân Pháp, Ông là một trong những đại thần có trọng trách phải đàm phán với quân xâm lược.

Một chuyện nhỏ, có ghi trong gia phả dòng họ Trần Đình : Năm 1883, ông Trần Đình Túc, khâm sai đại thần, đại diện cho triều Nguyễn đi ký hòa ước với Pháp tại Hà Nội. Hòa ước này có 27 khoản, trong đó có khoản 1 đại ý: "Tất cả các nước muốn giao thương với nước Nam thì phải được sự đồng ý của Chính phủ Pháp". Đọc xong, chưa ký, ông Túc có ý kiến, xin sửa lại thêm: "Tất cả các nước (kể cả Trung Quốc) muốn giao thương với nước Nam…".

Phía Pháp thấy không có gì trở ngại nên đồng ý sửa đổi. Thế nhưng, chính vì việc mở ngoặc thêm như vậy nên sau khi hòa ước được ký thì rắc rối cho Pháp. Trung Quốc cho rằng: Pháp chỉ đích danh Trung Quốc, muốn gây hấn với Trung Quốc. Và tinh thần bài Pháp nổi lên ở Trung Quốc mạnh mẽ. Âu đó cũng là cái tài khéo léo, thâm thúy của một nhà nho làm ngoại giao.

NonNuoc BinhKhe giới thiệu Tự sự của ông, nguyên tác bằng chữ Nôm, bản dịch do Lão nông thi sĩ Linh Đàn chuyển cho, có đính kèm Tiểu sử của Ngài Hiệp Biện do cháu 5 đời của cụ là Trần Đình Tài chấp bút.

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

NHÓM THƠ BÀN THÀNH TỨ HỮU


Bình Định bấy giờ chỉ có một nhóm người mà các bạn yêu thơ do Trần Thống ở Kiên Mỹ đại diện, đặt tên là “Bàn Thành tứ hữu”. Nhóm thơ gồm có: Hàn - Chế - Yến - Quách. Bốn người này mang tên một con vật trong bộ Tứ linh. Hàn Mặc Tử là Rồng, Chế Lan Viên là Phượng, Yến Lan là Lân, Quách Tấn là Rùa.

Bấy lâu nay, giới văn học thường nhắc đến nhóm thơ tiền chiến của Thành Đồ Bàn (tức Bình Định xưa). Vì biết tôi là con gái của “con Lân” trong nhóm “Tứ linh”, Có người hỏi: “Thế nào là Trường thơ Bình Định? Vì sao gọi các cụ ấy là Tứ linh?…”.