Đò chiều còn đó người đưa, Ngâm Ai Tư Vãn người xưa đâu rồi

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

BÀI THƠ KỶ HỢI TUẾ CỦA TÀO TÙNG


Kỷ Hợi tuế nghĩa là năm Kỷ Hợi. Năm Kỷ Hợi nói trong bài thơ của Tào Tùng là năm dương lịch 879, thời vua Hy Tông nhà Đường. Lúc nầy nhà Đường bên Tàu xảy ra loạn Hoàng Sào. Còn ở Việt Nam, theo Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thời Sỹ thì đây cũng là thời điểm mà Hào trưởng vùng Chu Diên (Hải Dương bây giờ) là Khúc Thừa Dụ, ông đã cùng dân chúng nổi dậy, chiếm giữ thành Đại La, thủ phủ của Tỉnh Hải Quận (tên gọi đất Việt thời Đường Hy Tông). Năm 880 Khúc Thừa Dụ tự xưng làm Tiết độ sứ Tỉnh Hải Quận, đặt nền móng cho việc kết thúc ngàn năm Bắc thuộc, thoát khỏi ách đô hộ của Trung Hoa.

Tào Tùng 曹松 người An Huy nhà Đường. Bài thơ Kỷ Hợi Tuế của ông như sau :

Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2017

NỖI LÒNG CAO BÁ QUÁT KHI ĐI QUA VÙNG NÚI CÙ MÔNG



Dãy Cù Mông là một nhánh của Trường Sơn chồm ra sát biển, làm ranh giới thiên nhiên giữa 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên hiện nay. Xa xưa trước, năm 1471 vua Lê Thánh Tôn đưa quân vào đánh chiếm thành Đồ Bàn của người Chiêm, dãy Cù Mông cũng từng là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm quốc của một thời.

Còn Cao Bá Quát thì không chỉ là nhà thơ, là người hay chữ vào thời nhà Nguyễn, ông còn được biết đến là người từng tham gia cuộc chiến chống triều đình, với vai trò là quân sư của Lê Duy Cự. Khởi nghĩa Lê Duy Cự nổ ra vào năm 1854, ở Mỹ Lương, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội), triều đình nhà Nguyễn gọi là giặc Châu chấu. Cuộc nổi dậy năm ấy bị binh triều nhanh chóng dập tắt, Cao Bá Quát mất theo cùng nó. Cuộc đời con người tài hoa nhưng cứ gặp cảnh khốn cùng nầy có thể tóm tắt ngắn gọn như sau: