Khoảng
hạ tuần tháng 6 năm 1922, vua Khải Định đã có mặt tại Pháp trong chuyến đi gọi
là tham dự Hội chợ đấu xảo thuộc địa ở Marseille. Lần đầu tiên một ông vua của
một nước phong kiến xuất ngoại. Lần đầu tiên một đấng con trời đã bị thần dân vạch
mặt chỉ tên là kẻ đã không làm gì ích cho nước, lợi cho dân. Trong lá thư thất điều
gởi đến Khải Định vào thời lúc bấy giờ, chí sĩ Phan Châu Trinh hài ra 7 tội của vua :
Một
là tội tôn quân quyền
Hai
là tội thưởng phạt không công bình
Ba
là chuộng sự quỳ lạy
Bốn
là tội xa xỉ vô đạo
Năm
là phục sức không đúng phép
Sáu
là du hạnh vô độ
Bảy
là việc Pháp du ám muội
Bảy
tội của một ông vua phong kiến, ngày nay đọc lại vẫn thấy âm vang đanh thép lời
cụ Tây Hồ buộc tội kẻ cầm quyền mà không đoái hoài đến thống khổ của tứ dân !
THƯ THẤT ĐIỀU
Tôi
sinh gặp lúc trong thời nước nhà nghiêng ngập, ngoài thời các nước đua tranh tiến
bộ. Tôi là người yêu bình dân chủ nghĩa, ghét chuyên chế quân quyền, đau đớn vì
quan lại tham lam, thường xót vì dân sinh khốn khổ, vậy nên tôi sẵn lòng liều cả
sanh mạng tôi, ra gánh vác việc đời, trông mong có cứu lại cuộc hiểm nghèo được
chút nào chăng !
Năm
1907, tôi đã gởi thư cho các quan chánh phủ Bảo hộ, hết sức kêu ca, trước bày tỏ
tình cảnh khổ sở của dân Việt Nam, sau xin thay đổi theo chính trị các nước văn
minh trong thời bây giờ. Những việc tôi đã đề xướng trong lúc ấy đều là sự cần
kíp cấp thiết cả: như lập trường dạy tiếng Tây và chữ Quốc ngữ, bày ra hội
thương, hội nông để giành lại quyền lợi cho người mình, và thay đổi cách ăn mặc
theo cách Âu Tây, v.v…Những việc đó tôi làm trước mắt người thiên hạ, rõ ràng
như ban ngày, vậy thời có tội lỗi gì không ?
Thế
mà triều đình nước ta trừ trên đến dưới cứ khư khư giữ lấy thói chuyên chế cũ để
hà hiếp dân ngu, cướp lấy lợi riêng cho mình; ghét việc thay đổi như cừu thù,
coi nhân dân như rơm rác, tìm cớ bới việc, phá phách đủ đường, làm cho lòng dân
ai ai củng tức giận, để mà giết hại những kẻ thông minh lương thiện trong nước.
Sự chống sưu thuế không công bình, xảy ra khắp cả 12 tỉnh Trung Kì trong năm
1908, thời dân và thân sĩ bị giết và bị tù, kể hơn mấy ngàn người, đau lòng thảm
dạ biết bao nhiêu
Gặp
dịp như thế, một người như tôi, có thể nào mà họ chịu bỏ lỏng: phao cho việc
này, buộc vào cớ kia, trước thời xử án tử hình, sau lại đày Côn Lôn
Khốn
nạn thay ! Nước ta bị nước Pháp bảo hộ đến ngày đó đã gần ba bốn mươi năm rồi,
nhưng sự hủ bại vẫn không thay đổi, cách văn minh chẳng hề bắt chước, mà cái nọc
độc chuyên chế ức hiếp vẫn còn gớm ghiếc như thế. Vậy thời cái văn minh của nước
bảo hộ không có ích gì cho nước bị bảo hộ, mà nước bị bảo hộ cũng không nhờ gì
được sự khai hoá của nước bảo hộ, lạ quá! Sự đó trong đời nầy cũng ít thấy vậy
Nếu
tôi không nhờ được cái lòng công bình của mấy người Tây thời tôi còn đâu đến
ngày nay. Tôi mà còn sống đến nay, cũng là nhờ cái văn minh thực của người Tây
vậy (nhờ có hội Ligue des Droits de I’homme)
Năm
1910, được khỏi tù, năm 1911 tôi được qua Tây để xem xét cái học thuật văn minh
Âu Châu. Đã 12 năm, tôi ăn nằm trên cái đất dân chủ, hớp cái không khí tự do,
nhờ vậy mà tôi hiểu được lẽ chánh đáng trong thế giới, phần nghĩa vụ của quốc
dân, và cũng biết chắc được cái mục đích của nước nhà nên thay đổi như thế nào
Dân
ta bây giờ phải đánh thức nhau dậy, phải đồng lòng hiệp sức mà chống cự với lũ
vua dữ quan nhơ, phải phá nó cho tan, đạp nó cho đổ, lại phải lấp tận nguồn, cắt
tận rễ, làm cho tiệt hẳn sức ma quỉ chuyên chế, nó đã ám ảnh chúng ta mấy ngàn
năm nay, nếu không làm như thế thời không bao giờ trông thấy ánh sáng mặt trời
mặt trăng nữa !
Đó
là cái chủ ý và cái mục đích của tôi vậy
Vậy
mà nay tôi nghe Bệ hạ từ khi lên ngôi tới giờ, có làm điều gì ích lợi cho dân
không ? Không, chỉ nghe có những điều kiêu căng, dâm dục, trái luôn lý; nghịch
phép tắc; quyền vua muốn cho tôn sùng, thưởng phạt mất cà công chính; hút cái
máu mủ của dân nghèo, trau cái xác thịt cho sung sướng, ngược văn minh của thế
giới, ngăn đường tiến bộ của quốc dân; nết xấu tính hư, chứa chan đầy nhẩy,
không sao mà nói cho xiết được
Theo
luật hiến pháp các nước văn minh trong đời bây giờ, vua nào trái phép, dân có
quyền cứ luật mà bắt tội. Tuy ngày nay dân quyền nước Nam còn bị đè nén, hiến
pháp còn chưa thành lập, song cứ theo lẽ công bình chung trong đời nay, Bệ hạ
không sao mà gỡ tôi với chúng tôi được
Nay
tôi trích ra bảy việc quan hệ thứ nhất đến dân, đến nước chúng tôi, bảy việc đó
là bảy tội của bệ hạ, tôi sẽ xét đoán bắt buộc như sau nầy, khi bệ hạ được thư
này, thì Bệ Hạ phải tự xử lấy ...
Phan Châu Trinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét