Quán
Văn, Tập san Văn học Nghệ thuật do nhà văn Nguyên Minh chủ biên, liên kết với
nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành đến nay đã ra mắt tập số 014. Trong thời buổi
văn chương hạ giới còn rẻ hơn bèo thời cụ Tản Đà, ngày nay mỗi tháng gắng ra đời
được một tập, Quán Văn đã đi được những bước đi dũng cảm trong cuộc chơi văn
chương, chọn lọc văn thơ đưa đến người đọc. Vào khoảng cuối thập niên 90 thế kỷ trước, (rồi sau đó đến năm 2005 xảy ra tương tự), một nguyệt san chuyên
đề về văn học nghệ thuật có nội dung, chủ trương cũng giống như Quán Văn là Hợp
Tuyển Thời Văn của các anh Nguyễn Đăng Trình, Nguyễn Liên Châu, Võ Thanh Long,
cùng các cây bút Bùi Chí Vinh, Đoàn Vị Thượng, Nguyễn Khắc Phê … ra đến số chủ
đề về Bùi Giáng rồi cũng phải bỏ cuộc, đình bản, làm hụt hẫng không ít cho giới
ham đọc sách hồi ấy. Chịu
nhiều áp lực, Hợp tuyển Thời Văn đã tạm dừng cuộc chơi, trong khi Quán Văn giờ đây lại
xông vào cuộc chơi nầy không một chút ngần ngại e dè !
Thị
trường sách báo hiện nay không nhỏ, nhưng vào các nhà sách thì thấy những ngăn
sách văn học lại quá khiêm tốn, nhỏ nhoi. Không ít sinh viên vào nhà sách chỉ để
lặng lẽ đọc những cuốn sách văn
giống như vào thư viện đọc sách, vốn bỡi đồng tiền của mẹ cha gởi cho, nó
còm cõi cũng giống như tấm thân gầy guộc của họ. Nhưng cũng không ít giới trẻ
ngày nay đã xem văn thơ là món lạ xa gì đó. Không ít người đã xem sách là món
xa xỉ trong khi họ sẵn sàng tiêu hoang những bữa tiệc bù khú có tăng 2, tăng
3. Có nhiều người cả tháng trời tay không cầm được cuốn sách, và cũng có nhiều
người cầm tới sách phải đọc ngấu đọc nghiến, nuốt mà không kịp nhai để kịp chạy
với quay cuồng của cuộc sống … Quả là việc đưa văn thơ đến với người đọc ngày
nay không dễ dàng gì, mà người chơi văn chương lại còn phải đương đầu với nhiều
bất trắc, không riêng gì với nguy cơ thâm hụt tài chính.
Trong
cuộc chơi văn chương, qua góc nhìn của đời thường, những người tham gia cuộc
chơi bị gọi là những kẻ chẳng làm nên cơm cháo (!?) Nhưng lạ một điều là khi đã
chơi, dù có khó khổ, người chơi văn chương không bao giờ muốn bỏ cuộc nửa chừng.
Cũng may sao, bên cạnh họ lại thường có được những người phụ nữ giống như Bà Tú
Xương ngày xưa sẵn sàng chịu đựng mọi khó khổ - nhọc nhằn để chồng không bỏ lỡ
cuộc chơi. Và cũng mừng là bên cạnh họ có không ít người cùng vui vẻ vào cuộc.
Vào cuộc chơi, chơi đúng nghĩa của người cầm bút. Người cầm bút bao giờ cũng có
những nỗi niềm cần sang sẻ. Từ trong thâm tâm của họ, họ đã xác định trứ tác là
một cách thế sống đẹp nhất trong những cách sống đẹp nhất. Mà tạp chí văn học
chính là nơi đưa những nỗi niềm của họ đến với mọi người chung quanh, thúc đẩy
họ sáng tác. Người đọc bắt được tiếng lòng của người viết, tạp chí văn học đã
hoàn thành công việc sang sẻ những nỗi niềm.
Quán
Văn đi vào cuộc chơi đã hơn năm. Chủ biên của nó, anh Nguyên Minh. Gặp anh ở
ngoài đời, tuổi đã trên 70, không ai nghĩ con người cái dáng nhỏ thó như vậy mà
lại đảm đương nổi cái cuộc chơi quíu tay quíu chân, mệt óc mệt đầu … Có lẽ nhờ ở
anh đã có bề dày của một thời cùng các bạn văn khác chủ trương tờ Ý Thức trước
1975. Nhưng có lẽ chính là ở trong anh có nghị lực, có niềm đam mê với văn học
mà hiếm người có được. Mỗi kỳ Quán Văn ra mắt, anh bảo là với mỗi số anh trẻ ra
được mấy tuổi.
Nguyên Minh & Bs Đỗ Hồng Ngọc (Tác giả Thư Cho Bé Sơ Sinh) |
Chu Trầm Nguyên Minh (Tác giả Lời Tình Buồn) & Nguyên Minh |
Thời trẻ tôi làm Ý Thức
Về già tôi làm Quán Văn
Bây giờ. Bốn phương. Tứ hướng.
Bạn cũ. Bạn mới. Giới già. Giới trẻ. Đã thành danh. Chưa thành danh. Cùng nhau
ngồi chung một chiếu. Văn chương. Nghệ thuật. Chữ nghĩa trong sáng. Nhân bản. Hồn
nhiên.
(Nguyên
Minh - Một Thời Ý Thức - Quán Văn số 012)
Anh
trẻ ra được, không thể phủ nhận là nhờ ở đây có những người đã đến cùng ngồi
chung một chiếu với anh. Bạn xưa, bạn
nay, giới già, giới trẻ, tất cả đều cùng chung một niềm vui hồn nhiên với chữ
nghĩa trong sáng. Cũng có thể xem đây như là đích đến cuộc chơi của những kẻ
không làm nên cơm cháo gì của thời buổi bây giờ.
Đường
đi của văn chương lắm ngã lắm đường. Nhưng với bước đi hồn nhiên, gần gũi với mọi người, mỗi bước đi có thêm người cùng nhập
cuộc, cùng vui với niềm vui của chung quanh, cùng đau với nỗi đau của thiên hạ
… Chỉ bấy nhiêu đó văn chương đã đến được với mọi người. Chỉ bấy nhiêu đó cũng đủ
để ghi nhận là những người trong cuộc chơi đã làm ra cơm cháo ! Và
cơm cháo nầy nuôi dưỡng con người sống với cách thế sống đẹp đẽ suốt cuộc đời.
Tôi
nghĩ thế. Và tôi cũng nghĩ rằng : Quán Văn cũng nghĩ thế !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét