Sách
NHÀ TÂY SƠN của Quách Tấn – Quách Giao nói về núi non vùng đất Tây Sơn có đoạn chép:
…
… …
Phía
bắc sông Côn, núi vùng Tây Sơn Trung cũng có nhiều ngọn cao lớn. Như hòn Ngăn,
hòn Bong Bóng ở Vĩnh Thạnh, trông có vẻ ngang ngược như muốn ngăn lối chặn đường
thiên hạ đi rừng. Bốn mặt lại có suối khe bao bọc. Thế rất hiểm. Phía đông hòn
Ngăn, cách một dòng suối, có hai ngọn nút cao ngất, đứng song song như hai răng
nanh. Ðó là hòn Vỏ Cá và hòn Da Két.
Núi
càng đi xuống đông thì càng thấp dần.
Sau
hòn Vỏ Cá, hòn Da Két, còn hòn Bạc Má và hòn Nước Ðỏ. Hai hòn này có thể coi là
một, nếu không có đèo Bồ Bồ chạy ở giữa. Ðèo mở đường giao thông cho khách ở
phía đông lên phía tây, ở phía tây xuống phía đông. Núi đèo đều có hình thù và
sắc thái đặc biệt, không thể tả nổi.
Xuống
đến Tây Sơn Hạ thì núi không còn liền dây. Hòn Trưng Sơn ở Phú Lạc là hòn núi
cao nhất vùng.
Hòn
Trưng chỉ cao 422 thước, nhưng trông rất khôi hùng. Trông gần thì mập mạp hung
hăng như con bò đực sung sức lúc nào cũng sẵn sàng chiến đấu. Nên người địa
phương gọi là hòn Sung.
Ở
xa thì giống như ngọn bút, cùng với hòn Nghiên bên kia sông Côn làm bạn văn
chương như trên kia đã nói. Lưng núi thì nổi từng vồng u như bị đánh sưng. Nên
nhiều người gọi là hòn Sưng thay Sung. Theo các phụ lão địa phương thì núi có tất
cả chín cục u, gọi là Cửu diệu tinh. Hai u lớn nhất, một trông giống răng bò
nghé, gọi là Ðốc Xỉ, một giống u bò nghé, gọi là độc nhũ. Trong các sách địa
phương chí xưa, nhiều sách lấy tên hai cục này để gọi hòn Trưng Sơn: Ðộc Xỉ
Sơn, Ðộc Nhũ Sơn.
Trưng
Sơn là Tổ sơn trong vùng núi ở bắc ngạn sông Côn. Mặt hướng về đông nam và lấy
dãy Sơn Triều Sơn ở Cầu Gành thuộc An Nhơn, làm tiền án. Còn sơn mạch thì lại
chạy thẳng xuống hướng đông, đến hòn Mạ Thiên Sơn, tục gọi là hòn Mò O - ở giữa
An Nhơn và Phù Cát - thì hồi cố. Phía trước mặt và hai bên tả hữu, gò đống nổi
đầy, cuồn cuộn nhấp nhô như sóng biển. Và những ngọn núi ở xung quanh đều xây mặt
về triều, cũng như các vị đại thần đứng chầu một đấng anh quân. Còn những gò đống
kia là những quân lính dàn hầu.
…
… …
Bút
Sơn là tên mà học trò ngày xưa với tay bút tay cày ở Bình Khê đã gọi Hòn Trưng
Sơn ở Phú Lạc, Tây Sơn, Bình Định. Bút Sơn còn được dân quanh vùng gọi là Hòn Mả
Mẹ Chàng Lía. Vì nghe đâu ngày xưa Chàng Lía đã vác quan tài mẹ mình lên chôn
trên đỉnh núi Trưng Sơn.
Ngày
xưa núi rừng còn nguyên vẻ hoang sơ, ít ai len lỏi lên được đỉnh núi hùng vĩ, sừng
sựng như con bò đực nầy. Chàng Lía đưa mẹ lên đây an nghỉ cũng là để tránh những
kẻ hiếu sự xâm phạm. Cũng từ nét hoang sơ của núi rừng, sau nầy ba anh em Nhà Tây
Sơn đã mượn Hòn Trưng Sơn để dựng nên hình ảnh Nguyễn Nhạc được Ngọc Hoàng ban
sắc phong Vương.
Sách
Nhà Tây Sơn chép :
…
… …
Một
hôm, người thôn Phú Lạc nghe trên hòn Trưng Sơn có tiếng chiêng trống và thấp
thoáng có ánh lửa lập lòe. Ai nấy đều thất kinh! Hòn Trưng Sơn tuy ở gần thôn
xóm, nhưng không mấy ai dám vào, vì trên hòn có mả mẹ chàng Lía rất linh thiêng
và có nhiều cọp. Nghe tiếng chiêng tiếng trống và thấy ánh lửa, người thì bảo rằng
hồn chàng Lía về thăm mẹ, người thì cho là quỷ thần mở hội vui. Kẻ bàn người
tán, không mấy chốc đồn vang khắp vùng, khắp huyện, rồi khắp cả hai huyện
ngoài. Một đồn mười, mười đồn trăm. Các thầy tướng số bảo rằng đó là tú khí của
non sông xuất hiện, là điềm cho biết trước rằng trong vùng sẽ có chân chúa ra cứu
đời.
Tin
đồn khắp nơi. Nhân dân chịu đã không nổi ách chuyên chế của Vua chúa nhà Nguyễn,
ai nấy đều hy vọng sớm có cuộc đổi thay và mọi người đều hướng tâm về nẻo Trưng
Sơn.
Cách
đó không lâu nhà Nguyễn Nhạc có kỵ. Khách khứa đông đúc. Cỗ bàn ăn xong thì trời
đã khuya. Người ở gần thì lục tục ra về, khách ở xa đều phải nghỉ lại. Bỗng cảnh
tượng hôm trước tái hiện nơi Trưng Sơn. Lần này tiếng chiêng tiếng trống lại rền
trời, và ánh lửa lại sáng ngời cả núi. Tuy đã trông thấy cảnh tượng đó lần thứ
hai, người trong vùng vẫn kinh sợ, và các tay võ sĩ tuy xem thường gươm giáo,
nhưng lắm người cảm thấy ớn lạnh châu thân.
Nguyễn
Nhạc rủ mọi người lên xem quỷ thần làm trò gì. Phần đông đều e ngại. Chỉ có chừng
mười người xin theo.
Nai
nịt gọn gàng, chân vũ hài, tay trường kiếm, trường côn, đoàn người mạnh dạn lên
núi. Tiếng trống chiêng dứt, ánh lửa tắt dần. Khi lên gần tới đỉnh, thì trong
ánh sáng chập chờn, thấy hiện ra một lão trượng mặc triều phục, râu tóc bạc
phơ. Lão trượng phất tay áo, ra dấu bảo đoàn người dừng lại. Ai nấy đều ớn lạnh,
đứng lại như cái máy. Lão trượng cất tiếng lanh lảnh hỏi:
-
Trong anh em có ai là Nguyễn Nhạc chăng. Nếu có thì hãy đến gần đây nghe lệnh.
Còn các người khác thì đứng yên.
Nguyễn
Nhạc run sợ bước đến quỳ trước mặt lão trượng. Lão trượng lấy trong tay áo rộng
một tờ chiếu rồi đọc lớn:
- Ngọc
Hoàng sắc mạng Nguyễn Nhạc vi Quốc Vương .
Ðoạn
trao tờ chiếu cho Nguyễn Nhạc rồi quay bước vào trong bóng tối.
Từ
ấy muôn người như một, trừ cụ giáo Hiến và những người tâm huyết trong tổ chức,
ai cũng tin rằng trời đã cho Nguyễn Nhạc làm vua. Lòng mê tín không cho phép được
nghi ngờ.
…
… …
Dưới
chân Hòn Trưng Sơn, có Bến Cây Muồng. Khoảng thập niên 60 thế kỷ trước, đứng bên
nầy Sông Côn ở dốc Đất Đỏ đường 19 nhìn qua còn thấy rõ Cây Muồng cổ thụ. Truyền
rằng Bến Cây Muồng xưa là đồn thu thuế của Chúa và vương triều nhà Nguyễn. Thời
còn mở đất Tuy Viễn, người dân lập ấp mở làng đều ở dọc sông, đường bộ song hành
cùng với giang lộ. Giao thương từ rừng An Khê, Vĩnh Thạnh xuống hạ bạn đều qua
Bến Cây Muồng. Sau nầy nhà Nguyễn mở thêm một đồn phụ (phó) thu thuế nữa về phía
thượng nguồn trên đó không xa. Đồn phó nầy sau cải dựng thành huyện đường Bình
Khê năm 1788, bây giờ thuộc Đồng Phó, Tây Giang, Tây Sơn.
Phía
dưới Bến Cây Muồng một chút, có một gò nổng rộng, khoảng đầu thế kỷ 19, có hai cô gái hiền lành chân chất mở hàng quán ở đây. Khách bộ hành lên
nguồn xuống biển đều ghé nghỉ chân uống nước, gọi quán nầy là Quán Nổng. Con cháu hai người hàng quán ngày xưa đã lập làng ở đây, năm 1975 về lại quê dựng nên chỉ mươi
nóc nhà, nay đã thành một xóm. Chưa rõ nay chính quyền sở tại gọi là xóm gì, trước
kia gọi là Bình Đồn, hoặc gọi là Quán Nổng. Quán Nổng bây giờ qua lại với Quốc
lộ 19 đã thuận tiện. Đập dâng Văn Phong đang xây dựng đã nối liền từ Núi Một
qua tới đây.
Trưng
Sơn, hay Bút Sơn, đứng xa nhìn ngọn núi giống như ngọn bút lông (viết chữ Hán).
Phía Nam Sông Côn, đối trĩ với Bút Sơn có Hòn Hợi Sơn, còn gọi là Hòn Dũng, trên
đỉnh núi có vũng nước, mạch chảy quanh năm, dân văn chương gọi là Hòn Nghiên. Bút
Sơn, Nghiên Sơn của Bình Khê đã trải mây, trải lá cho người Bình Khê – Tây Sơn có
những tâm hồn bay bổng, nên thơ.
Núi
non, Sông nước không bao giờ vô hồn trong những con người mang đầy tâm sự.
1./ Bi giờ "nhơn dân Bình Khê" đang xiển dương "Ấn Sơn" và "Kiếm Sơn". Ở đây "non nước Bình Khê" lại giới thiệu và ca ngợi "Nghiên Sơn" và "Bút Sơn" là nghĩa lý gì?
Trả lờiXóaChẳng lẽ "non nước Bình Khê" lại hội tụ đầy đủ "Ấn - Kiếm" lẫn "Bút - Nghiên" zậy sao (mặc dầu trong thâm tâm, do cái tánh "cục bộ", "địa phương" cố hữu, tui vẫn gắng tin và muốn như zậy)?
Tui cũng đã có giới thiệu hình ảnh "Hòn Sưng" trên FB của tui ở đây
p/s: Coi nhơn dân Bình Khê đang đào Ấn sơn để xây Đàn ở đây !
XóaĐàn chưa xây xong mà đã có nhiều lượt lãnh đạo đến để cầu "quốc thái, dân an" rồi đó. Coi ở đây và ở đây
Kiếm Sơn và Ấn Sơn của Bình Khê được lưu truyền trong dân gian địa phương như một chứng tích thời Nhà Tây Sơn dựng nghiệp.
Trả lờiXóaBút Sơn và Nghiên Sơn được những anh học trò nghèo ngày xưa đất Bình Khê ngưỡng vọng, như một hình tượng văn đạo trên đất võ.
Đàn Tế Trời ngày nay được các quan xiển dương để mọi người ngóng về đất Tây Sơn. Vui nhỉ (!?)