Xuân ruổi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai
Bản dịch Ngô Tất Tố
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Mãn Giác Thiền Sư
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Việc đời qua trước mắt
Già đến trên đầu rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Ngoài sân, đêm trước, một cành mai.
Bản dịch Lê Mạnh Thát
Hình như bài kệ nói trên có cái title (dùng cái "Ăng-Lê ngữ" cho nó "thời thượng") là "Cáo tật thị chúng"!
Trả lờiXóa"Xuân đáo bách hoa khai", hai người dịch trên đều dịch là "Xuân đến trăm hoa cười", trong "Hợp tuyển thơ văn Việt nam thế kỷ X đến thế kỷ XVII" do Đinh Gia Khánh chủ biên thì dịch là "Xuân tới, trăm hoa tươi". Có lẽ do "dịch thơ", phải gò vào vần bằng của nguyên tác "hoa khai" nên không ai dịch cho sát nghĩa của nguyên tác là "hoa nở" cả. Để được thành thơ thì "hoa nở" phải ra "hoa cười" (hoặc "hoa tươi")!
Nguyên tự chữ Hán trên hình minh họa có đủ tựa đề cũng như tên tục danh của Thiền sư Mãn Giác.
Trả lờiXóaBạn chép cả hai bản dịch, tựa đề bài kệ bạn không nêu ra. Chắc có ý định gì phải không?
BuuChau mến,
Trả lờiXóaTựa đề bài kệ đúng là Cáo tật thị chúng. Theo các tài liệu thì tựa đề sau nầy do Lê Quý Đôn đặt cho. Các bài kệ ngày xưa thường không có tựa đề.
Kính Đạm,
Ý định TruongNghi muốn có một bài viết về Mãn Giác Thiền Sư thông qua bài kệ của ngài. Nhưng tâm chưa định, lòng chưa an nên tự liệu mình không đủ sức.
Hai bản dịch được trích đăng là để mọi người chiêm nghiệm.
Có lẽ Đạm am hiểu Phật pháp, có chiêm nghiệm về phiền não - vô ưu, có cơ duyên gì với TruongNghi qua Thiền Sư Mãn Giác không !?
Tôi không am tường lắm về Phật pháp.
Trả lờiXóaNếu TruongNghi ít nhiều có gặp Mãn Giác Thiền Sư và Hoa Vô Ưu. Cứ gọi là chúng ta "tùy duyên" vậy.