Đò chiều còn đó người đưa, Ngâm Ai Tư Vãn người xưa đâu rồi

Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2017

TRUY CÙNG SÁT TẬN



Đánh bại nhà Tây Sơn, mồng 1 tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802) Nguyễn Ánh lên ngôi cửu ngũ, lấy niên hiệu là Gia Long, bày tỏ đã thống nhất cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài, mở rộng quyền bính từ Gia Định ra tới tận Thăng Long. Đến ngày Giáp Tuất, mồng 7 tháng 11 âm lịch, Gia Long đem chiến tù bắt được dâng lên Thái Miếu, hình xử binh tướng, vua chúa nhà Tây Sơn một cách tàn khốc, nhằm vì “chín đời mà trả thù” như đã nêu ở bài Chiếu công bố trong ngày lễ Hiến phù.

Theo Thực Lục thì trong lễ Hiến phù, vua Quang Toản và em là Thái tể Quang Duy, Nguyên soái Quang Thiệu, Đốc trấn Quang Bàn bị cho 5 voi xé xác. Hài cốt của Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ bị giã nát rồi vất đi. Riêng đầu lâu của ba vua Nhạc, Huệ, Toản và mộc chủ của vợ chồng Nguyễn Huệ thì đem giam ở Nhà đồ Ngoại (sau đổi là Võ khố - kho khí giới. Đến năm Minh Mệnh thứ 2, đổi giam vào ngục thất). Còn binh tướng Tây Sơn đã bị bắt như Thiếu phó Trần Quang Diệu, Tư đồ Võ Văn Dũng, Tư mã Nguyễn Văn Tứ, Đổng lý Nguyễn Văn Thận, Đô ngu Nguyễn Văn Giáp, Thống tướng Lê Văn Hưng… đều đem xử chém, lăng trì, hoặc cho voi giày… bêu đầu cho mọi người biết.

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

BÀI THƠ KỶ HỢI TUẾ CỦA TÀO TÙNG


Kỷ Hợi tuế nghĩa là năm Kỷ Hợi. Năm Kỷ Hợi nói trong bài thơ của Tào Tùng là năm dương lịch 879, thời vua Hy Tông nhà Đường. Lúc nầy nhà Đường bên Tàu xảy ra loạn Hoàng Sào. Còn ở Việt Nam, theo Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thời Sỹ thì đây cũng là thời điểm mà Hào trưởng vùng Chu Diên (Hải Dương bây giờ) là Khúc Thừa Dụ, ông đã cùng dân chúng nổi dậy, chiếm giữ thành Đại La, thủ phủ của Tỉnh Hải Quận (tên gọi đất Việt thời Đường Hy Tông). Năm 880 Khúc Thừa Dụ tự xưng làm Tiết độ sứ Tỉnh Hải Quận, đặt nền móng cho việc kết thúc ngàn năm Bắc thuộc, thoát khỏi ách đô hộ của Trung Hoa.

Tào Tùng 曹松 người An Huy nhà Đường. Bài thơ Kỷ Hợi Tuế của ông như sau :

Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2017

NỖI LÒNG CAO BÁ QUÁT KHI ĐI QUA VÙNG NÚI CÙ MÔNG



Dãy Cù Mông là một nhánh của Trường Sơn chồm ra sát biển, làm ranh giới thiên nhiên giữa 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên hiện nay. Xa xưa trước, năm 1471 vua Lê Thánh Tôn đưa quân vào đánh chiếm thành Đồ Bàn của người Chiêm, dãy Cù Mông cũng từng là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm quốc của một thời.

Còn Cao Bá Quát thì không chỉ là nhà thơ, là người hay chữ vào thời nhà Nguyễn, ông còn được biết đến là người từng tham gia cuộc chiến chống triều đình, với vai trò là quân sư của Lê Duy Cự. Khởi nghĩa Lê Duy Cự nổ ra vào năm 1854, ở Mỹ Lương, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội), triều đình nhà Nguyễn gọi là giặc Châu chấu. Cuộc nổi dậy năm ấy bị binh triều nhanh chóng dập tắt, Cao Bá Quát mất theo cùng nó. Cuộc đời con người tài hoa nhưng cứ gặp cảnh khốn cùng nầy có thể tóm tắt ngắn gọn như sau:

Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

QUA VÙNG BIỂN BÌNH ĐỊNH TRÔNG NÚI CÙ MÔNG





QUÁ BÌNH ĐỊNH DƯƠNG PHẬN
VỌNG CÙ MÔNG SƠN
Nam phong dạ tác (*) đào thanh 
Ký đắc Cù Mông lĩnh ngoại hành 
Hiểu vọng quần sơn hoành nhất đới 
Ức phong khúc xứ cựu ao binh
(Cao Bá Quát)

(*) Bản bị mất một chữ, có chỗ thêm chữ nộ, có nơi thay bằng chữ “xuy”   
QUA VÙNG BIỂN BÌNH ĐỊNH
TRÔNG NÚI CÙ MÔNG
Đêm gió Nam thổi, tiếng sóng dữ gầm gào
Biết rằng đang đi ven bên ngoài núi Cù Mông
Sáng ra trông lên những ngọn núi liền một dãi
Trên những đỉnh nhấp nhô trăm nghìn ngọn núi đó,
xưa là nơi xảy ra những trận kịch chiến long trời

...    
Đêm chen Nồm dậy sóng gào
Thuyền qua Cù lĩnh nao nao dặm ngàn
Sớm trông non núi hàng hàng
Nghe xưa tiếng sắt tiếng vàng chen nhau.


Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2017

NHÀ THƠ TẢN ĐÀ ĐỀN ĐẤT BÌNH KHÊ


Vào năm 1941, dù đã qua đời, nhưng Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1889 – 1939) đã được Hoài Thanh và Hoài Chân cung kính đặt vào một vị trí đặc biệt trong Thi Nhân Việt Nam, tập thi ca hợp tuyển và phê bình vừa mới xuất bản, ghi nhận những nhà thơ có tên tuổi đương thời. Nhà thơ vùng núi Tản sông Đà được mọi người lúc ấy xem là ngôi sao sáng, là chủ soái của thi đàn xuyên qua 2 thế kỷ.

Nhưng Tản Đà không chỉ là nhà thơ, ông còn làm báo, viết văn, dịch thuật, soạn tuồng, soạn sách giáo khoa… Ông từng tranh luận với các nhà tân học về luân lý, các vấn đề cấp bách của xã hội, ông cũng đã từng là chủ báo, chủ bút của một số tạp chí đầu thế kỷ trước, từng lập ra nhà xuất bản cho riêng ông… Ông quả là người đa tài, đúng là người đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp văn chương. Tâm huyết ông dành cho văn hóa nước nhà gói gọn vào ý tưởng bồi đắp cho bức dư đồ, không chỉ là tạp chí An Nam, mà còn là đất nước đang rách nát tả tơi:

Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2017

PHƯƠNG THUỐC NHẤT DẠ LỤC GIAO



            Thầy Phác về lại làng. Cả làng xúm nhau đến chúc mừng. Không mừng sao được, ít gì thì nay làng cũng có được một ông quan sớm quay về ở cùng dân, chia bùi sẻ ngọt với dân. Mấy làng bên đã đâu có được.

            Chả là Thầy Phác, ờ không, lẽ ra nên gọi là Quan mới đúng, dù gì Quan cũng là một Ngự y của triều đình, nghe đâu vì hục hặc với quan trên sao đó nên phải ôm tráp hồi hương. Tuổi chưa đến nỗi mà phải sớm rời chốn quan trường, bị bãi chức hay gì gì đi nữa, thôi thì cứ gọi là hưu non. Nhưng chẳng hề gì, tiến vi quan thoái vi sư. Không làm quan chốn cung đình thì về làm thầy hốt thuốc bắt mạch cho dân làng. Ai ai cũng sẽ phải gọi bằng Thầy! Cũng còn vinh dự chán.

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

MỒNG 5 THÁNG 5 - ĂN TẾT GIỮA NĂM


TẠI SAO GỌI LÀ GIỮA NĂM !

Năm Tháng Ngày Giờ là những đơn vị của thời gian, thành thử phải sơ lược lại một chút vài khái niệm về Lịch pháp (phép làm lịch) của lịch xưa.

Lịch là hệ thống chu kỳ của thời gian. Thời cổ xưa con người đã nghiệm ra chu kỳ tuần hoàn của thời tiết ảnh hưởng đến mùa vụ trồng trỉa, hệ thống lại chu kỳ thời gian, làm lịch chính là một trong những yếu tố giúp cho con người sinh tồn. Người Việt cổ đã có những tên gọi đơn vị thời gian còn lưu lại, còn dùng đến tận bây giờ như Rằm, Mồng. Đó là những ngữ âm thuần Việt liên quan đến lịch tuần trăng, bây giờ gọi phổ biến là Lịch Âm. Một số người còn gọi chúng là Lịch Ta.