Hồ Trung Tú
Có một câu hỏi cực lớn được đặt ra là : những người miền Bắc cuối cùng vào tạo nên các dòng họ là những năm 1648-1671 đến nay tròn 350 năm. Cứ 23,5 năm là một đời thì đến nay ít nhất cũng được 14 đời. Vậy những dòng họ có số đời 10-12, thậm chí 8-9 là ở đâu ra?
V/ SAU 1671 - NHỮNG DÒNG HỌ Í`T HƠN 13 ÐỜI LÀ Ở ÐÂU RA?
Ðến năm 1648 có một đợt lưu dân to lớn đông đến 30.000 trai đinh nam giới đổ vào các thôn xóm Quảng Nam (bao gồm cả Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên). Ðó là số tù binh của Chúa Nguyễn bắt được của Chúa Trịnh trong cuộc chiến ở cửa biển Nhật Lệ. Có tài liệu nói số tù binh chỉ là 3.000. Nhưng số lượng thế nào chăng nữa thì chắc ở đó cũng có đủ tất cả các họ của Người Việt, và đây là những " Thủy Tổ" cuối cùng của các dòng họ Quảng Nam. Từ đó đến 1671 Trịnh - Nguyễn nhiều lần đem quân đánh ra hoặc đánh vào, có thể giai đoạn này có thêm một ít tù binh nữa nhưng không thấy sử chép thành vấn đề. Ông tổ của nhà Tây sơn cũng là tù binh trong những trận giao chiến giai đoạn này. Và đến 1671 thì hai họ thôi chiến tranh, lấy sông Gianh làm ranh giới Nam Bắc.
Biên giới Trịnh - Nguyễn là biên giới quân sự, không được qua lại. Năm 1716 Chúa Nguyễn Phúc Chu mật sai hai người khách buôn Phước Kiến là Bình và Qúy (không rõ họ) sang Quảng Tây rồi qua ngõ Nam Quan mà vào Thăng Long để xem xét tình hình Ðàng Ngoài. Vào đến Nghệ An thì không thể đến Bố Chính được vì trấn thủ là Lê Thì Liêu cấm ngặt, ai không có giấy hộ chiếu của các trấn, ty cấp thì không được vào châu Bố Chính. Có nghĩa là, như ta thường nói, một con chuột cũng không lọt. Thâm chí đến 1738 Lê Duy Mật là con vua Dụ Tông ly khai chống Trịnh, xin chúa Nguyễn mở cửa biên giới đón nhận rồi hợp lực chống Trịnh. Lời thư rất tha thiết nhưng chúa Nguyễn chỉ hậu đãi sứ giả rồi từ khước việc mở cửa biên giới. Rõ ràng suốt giai đoạn 1671 về sau những cuộc di dân là chấm dứt, tù binh cũng không còn. Có thể có một số dân vượt biên bằng đường biển, đường núi nhưng chắc chắn số lượng không đáng kể và không đủ để tạo nên vấn đề.
Sau đó không có cuộc di dân nào nữa cho đến khi Tây Sơn thống nhất đất nước rồi nhà Nguyễn lên ngôi. Những cuộc di dân sau Tây Sơn không còn dừng lại ở vùng Quảng Nam nữa.
Có một câu hỏi cực lớn được đặt ra là: những người miền Bắc cuối cùng vào tạo nên các dòng họ là những năm 1648-1671 đến nay tròn 350 năm. Cứ 23,5 năm là một đời thì đến nay ít nhất cũng được 14 đời. Vậy những dòng họ có số đời 10-12, thậm chí 8-9 là ở đâu ra?
Số dòng họ có số đời như thế, dưới 13 ở Quảng Nam lại khá nhiều, thậm chí rất nhiều. Lý do đưa ra có thể là số ông bà "thỷ tổ" vào trước 1671 ấy ít học, không ghi chép gì. Ðến nhiều đời sau khi con cháu có người có điều kiện học hành thì mới tiến hành ghi chép làm gia phả. Dĩ nhiên là vậy nhưng điều này không thể giải thích được là tại sao lại có những làng, những xã không tìm đâu ra một dòng họ có số đời trên 14. Chưa có công trình điều tra về chuyện này nhưng một số nơi chúng tôi biết được như phường Nại Hiên Ðông, Mân Thái thuộc thành phố Ðà Nẵng chẳng hạn, ở đây khó tìm thấy một nhà thờ tộc họ, ý niệm về dòng họ khá mờ nhạt, nếu có thì không có mộ họ nào quá con số 12 đời mặc dù vùng đất này đã có người ở suốt từ đời Chămpa qua Ðại Việt. Khu vực chùa Bà Quảng phường Hòa Cường Thành phố Ðà Nẵng có họ Nguyễn gia phả ghi 12 đời và giữ một phong tục không giống nơi khác là khi chôn người chết đều để nắp hòm ra ngoài, không chôn. Ở huyện Thăng Bình anh Lê Ðình Cương giáo viên ở Tam Kỳ kể vài phong tục rất lạ đến nay vẫn còn mộtsố người thực hiện. Chưa kiểm chứng nhưng chúng tôi nghĩ rằng nếu hỏi về số đời của họ chắc chắn sẽ có lắm điều hay, nhiều họ sẽ không quá số 12 đời. Họ từ đâu tới? Có thể lý giải được chuyện này không?
Số dòng họ có số đời như thế, dưới 13 ở Quảng Nam lại khá nhiều, thậm chí rất nhiều. Lý do đưa ra có thể là số ông bà "thỷ tổ" vào trước 1671 ấy ít học, không ghi chép gì. Ðến nhiều đời sau khi con cháu có người có điều kiện học hành thì mới tiến hành ghi chép làm gia phả. Dĩ nhiên là vậy nhưng điều này không thể giải thích được là tại sao lại có những làng, những xã không tìm đâu ra một dòng họ có số đời trên 14. Chưa có công trình điều tra về chuyện này nhưng một số nơi chúng tôi biết được như phường Nại Hiên Ðông, Mân Thái thuộc thành phố Ðà Nẵng chẳng hạn, ở đây khó tìm thấy một nhà thờ tộc họ, ý niệm về dòng họ khá mờ nhạt, nếu có thì không có mộ họ nào quá con số 12 đời mặc dù vùng đất này đã có người ở suốt từ đời Chămpa qua Ðại Việt. Khu vực chùa Bà Quảng phường Hòa Cường Thành phố Ðà Nẵng có họ Nguyễn gia phả ghi 12 đời và giữ một phong tục không giống nơi khác là khi chôn người chết đều để nắp hòm ra ngoài, không chôn. Ở huyện Thăng Bình anh Lê Ðình Cương giáo viên ở Tam Kỳ kể vài phong tục rất lạ đến nay vẫn còn mộtsố người thực hiện. Chưa kiểm chứng nhưng chúng tôi nghĩ rằng nếu hỏi về số đời của họ chắc chắn sẽ có lắm điều hay, nhiều họ sẽ không quá số 12 đời. Họ từ đâu tới? Có thể lý giải được chuyện này không?
Sau khi chiến thắng Chiêm Thành trở về, tháng 9 vua Lê Thánh Tông ra sắc chỉ : "những người nguyên quán là quan lại ngụy, những người là cha Ngô mẹ Việt, bọn phản nghịch và người Ai Lao, Chiêm Thành hết thảy là nô lệ của nhà nước. Con cái còn bé cho thay đổi họ tên làm dân thường". Ðến tháng 9 năm 1472 lại ra sắc chỉ : "cho Thái bộc Tự Khanh xét họ tên của bọn người Chiêm, người Man. Họ của người Chiêm thì mới cũ theo đúng quy chế, họ của người Man thì dồn lại". (Trong kho Hán Nôm có còn lưu giữ lại mấy quy chế này?) Ta không hiểu được quy chế đặt ra cho việc đặt họ của người Chiêm là như thế nào, nhưng biết chắc một điều rằng từ nay người Chiêm phải ghi họ tên mình bằng chữ Hán. Những con cái có cha mẹ cứng đầu thì phải mang họ Việt và trở thành người Việt. Ngoài một số họ như Ông, Ma, Trà, Chế rất đặc trưng họ Chàm ra, ta còn biết một số họ được viết và đọc bằng âm Hán là Phạm, Phan, Ðặng, Ðinh...
Lúc này các chúa Nguyễn cần tăng cường sức mạnh quân sự và một trong những điều phải làm là nắm chắc dân số, tiến hành làm hộ tịch, hộ khẩu của tất cả các địa phương kể cả các thôn xóm xa xôi hẻo lánh nhất. Một điều tất nhiên phải xảy ra đối với những "cán bộ" đi làm hộ tịch, hộ khẩu khi đến các gia đình, thậm chí các làng người Chàm, như trong Ô châu cận lục đã nói, chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi ghi tên họ của những người Chàm bằng chữ Hán, nhất là đối với đa số dân Chàm trong các làng nông nghiệp hoặc chài lưới như (vùng Nại Hiên Ðông chẳng hạn) đều ít học và không biết chữ. Người Chàm không có họ nhưng ngay trong trường hợp có họ thì đa số các họ đều không thể ghi bằng chữ Hán. Vua Lê Thánh Tông đã có một sắc chỉ về chuyện này, nhưng chúng ta không biết các chúa Nguyễn xử lý chuyện này như thế nào. Ở phường Nại Hiên Ðông Ðà Nẵng chúng tôi gặp rất nhiều người có tên ghi giấy khai sinh là Chén, Ðóc, Nư, Tồi, Hứ, Gà, Cốc, Rô, Mãi... Giả sử, xin nhắc là giả sử những người đó là người Chăm thì ông "cán bộ" hộ tịch, hộ khẩu làm sao phân biệt thằng Rô này với thằng Rô kia, làm sao phân biệt thằng Hứ với con Hứ? Mà chuyện đó thì rất quan trọng trong việc gọi quân. Hình như các "cán bộ" hộ tịch, hộ khẩu thời các chúa Nguyễn giải quyết bằng cách : thôi thì mày lấy đại họ gì đó cũng được, miễn là cha con giống nhau, con trai thì đệm chữ Văn, con gái thì đệm chữ Thị. Tình hình có thể cũng giống như năm 1998 này ở Trà My, hồi tháng tám, chúng tôi có dự buổi bế giảng một lớp y tế thôn bản cho đối tượng là các con em ngưới Cor, Mơ Nong. Danh sách tên 76 học viên đều có đủ các họ mà người Kinh đang có như Ðinh, Lê, Lý, Trần, Trịnh, Phan, Nguyễn, Phạm, Hoàng ... Bởi vì không thể ghi khai sinh bằng một cái tên Tắc hoặc Mia hoặc Nhim được. Người Ca Dong, Mơ Nong ở Phước Sơn, Giằng thì đơn giản hơn. Họ Nguyễn ở Quảng Nam nhiều có phải cũng là vì như thế? Chỉ cần ba đời là những người cháu nghĩ rằng mình có họ đó thật rồi, mình là người Việt thật rồi. Thêm nữa qua câu khấn cúng đất: "Ma Chàm, ma Chợ, ma Mọi, ma Rợ, thương vong đói khát, ma Lồi, ma Lạc, hữ danh vô vị, hữu vị vô danh, đẳng chúng cô hồn, đồng lai thụ hưởng" . Giúp ta hiểu những người Chàm ở lại, họ mong muốn càng mau chóng quên gốc gác càng tốt, họ không kể gốc gác lại cho con cháu, nếu có thì cũng chỉ hai ba đời là hết. Trong kho lưu trữ Hán Nôm thời Nguyễn có ở đâu đó chép lại sự kiện nầy? Nếu không thì trong thực tế, ít ra cái giả định như thế nó cũng góp phần giải thích được là tại sao ở Quảng Nam lại có những làng, những xóm, toàn là họ Nguyễn, gia phả hình thành nhiều lắm chỉ 10, 12 đời. Vùng Quảng Ngãi, Bình Ðịnh nay, cũng rất ít có họ nào trên 14 đời, nhưng đó có thể là những di dân đi từ Quảng Nam sau 1648. Nếu ở đó có những dòng họ không phải có gốc Quảng Nam thì sao?
Quả thật chuyện là quá lớn và xin nhắc lại, tất cả chỉ là những giả định. Chúng tôi tin rằng với thời gian sẽ tìm ra được các bằng chứng đủ để chứng minh những giả định là sự thật. Ngay cả trong trường hợi có đủ bằng chứng để phủ nhận một giả định nào đó thì ít nhiều nó vẫn giúp chúng ta hiểu được những gì đã xẩy ra với cha ông mà vì nhiều lý do phần lớn ký ức, phần lớn lịch sử đã bị lãng quên.
Tóm lại cuộc di dân của người Việt vào vùng nam Hải Vân là không phải kéo dài 700 năm suốt từ nhà Lý đến thời các vua Nguyễn mà có thể chia làm mấy giai đoạn chính:
1/- Từ 1360 đến 1402 là sự ổn định của vùng Bắc Hải Vân, mặc dù từ 1306 trên giấy tờ biên giới đã đến sông Thu Bồn.
2/- Từ 1402 đến 1407 là 5 năm của những cuộc do dân đầu tiên được tổ chức qui mô, cẩnthận, nghiêm khắc và cương quyết dưới sự chỉ đạo của triều đình nhà Hồ. Ðối tượng không phải là những người nghèo, tội nhân đi đày mà chính là những người có của, có học, thân cận với triều đình họ Hồ. Giai đoạn nầy người Việt vào sống bên cạnh người Chiêm là chuyện không cần phải bàn. Ðây chính là giai đoạn tiền đề rất quan trọng để hình thành nên sự giao thoa của hai nền Văn Hóa Chiêm Thành - Việt Nam, hoặc có thể nói cường điệu là của hai nền văn hóa khổng lồ của nhân loại là Ấn Ðộ và Trung Hoa, để từ đó hình thành nên bản sắc văn hóa độc đáo của người Quảng Nam rồi sau đó là cả xứ Ðàng Trong đến tận Cà Mau sau nầy.
3/- Từ 1471 đến 1671 là 200 năm của những cuộc di dân ồ ạt, tổ chức có, bắt buộc có, tù đày có, lính thú ở lại có, di dân tự phát có, tù binh có, ngoại kiều có ... Ðể rồi chấm dứt một cách hoàn toàn, tuyệt đối sau đó! Cũng như sự chấm dứt di cư 1448, sự chấm dứt di cư 1671 chính là điều kiện cần có để sự giao thoa đã hình thành đi vào ổn định, không bị pha trộn thêm, để cố định một bản sắc vững bền đến mức nhiều biến động sau nầy vẫn không thay đổi. Mãi đến thời Tây Sơn và vua Nguyễn các di dân mới trở lại với số lượng không đáng kể. Ðiều quan trọng cần được xác định làm rõ trong giai đoạn nầy là người Việt vào, là vào ở nơi vùng đất trống huơ không bóng người hay là sống bên cạnh những làng Chàm? Nếu có thì số lượng những làng ấy là nhiều hay ít? Và quá trình chuyển sang Việt của họ diễ ra như thế nào? Chuyện lấy vợ Chàm cần xác định đến đâu? Vai trò của những người vợ Chàm cần phải xác định như thế nào trong việc hình thành văn hóa, tính cách con người xứ Quảng.
Rõ ràng còn rất nhiều việc phải làm và sự công phu không thể của một người. Ở đây chỉ là một cái nhìn tổng quát bằng phương pháp phân kỳ. Hy vọng rằng sự phân kỳ nầy sẽ hé mở ra một cách tiếp cận mới đối với sự nghiên cứu lịch sử, bản sắc văn hóa của vùng Quảng Nam nói riêng và xứ Ðàng Trong nói chung. Ít ra thì nó cũng gợi nên một phương pháp đối với ngành gia phả học, nguồn gốc các tộc họ ở vùng đất Quảng Nam trở vào./
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét