Hiệp Biện Đại Học Sĩ Trần Đình Túc (1816 - 1899) người làng Hà Trung, huyện Địa Linh (nay là Gio Linh), Quảng Trị. Năm 1873 từng được cử ra dàn xếp vụ Francis Garnier ở Thành Hà Nội, năm 1883 là Chánh sứ trong vụ thương thuyết hiệp ước với Harmand. Di cảo để lại có Tiên Sơn Thi Tập, khoảng 200 bài thơ.
Thơ trong Tiên Sơn Thi Tập của cụ chủ yếu là tự sự, vịnh cảnh, nói về quan hệ bạn bè với thi hữu đương thời như Đặng Huy Trứ, Phạm Phú Thứ … Lâu nay ít phổ biến rộng rãi.
Thơ chữ Hán của người Việt không phải không có giá trị. Không muốn trước tác của người xưa đi vào quên lãng, thân hữu của gia đình Ông Trần Đình Tài (hậu duệ đích tôn đời thứ 5 của cụ Trần Đình Túc) đang chú thích, phiên dịch Tiên Sơn Thi Tập. Qua Non Nước Bình Khê, Lão nông thi sĩ Linh Đàn giới thiệu với bạn đọc trang thứ 25 của tập thơ :
TIỄN HÌNH BỘ TY VỤ TRẦN ĐỨC HOẰNG
餞刑部司務陳德弘
青眼相看索老何
每逢吾子客中過
人知雁影雲邊小
髮併鬚行雪裏多
仙肯萬分拋富貴
塵心一半抱熏譁
那愖別後長相憶
清緒悠悠寄白霞
陳廷肅
Tiễn Hình bộ Ty Vụ Trần Đức Hoằng
Thanh nhãn* tương khan tác lão hà
Mỗi phùng ngô tử khách trung qua
Nhân tri nhạn ảnh vân biên tiểu
Phát tịnh tu hàng tuyết lý đa
Tiên khẳng vạn phân phao phú quý
Trần tâm nhất bán bão huân hoa
Na kham biệt hậu trường tương ức
Thanh tự du du ký bạch hà
Trần Đình Túc
*Thanh nhãn = Mắt Xanh, Nguyễn Tịch trong Trúc Lâm Thất Hiền, khi tiếp người hiền thì mắt xanh, khi tiếp kẻ tiểu nhân thì mắt đục, ý nói biết nhìn người.
Dịch thơ
Tiễn Hình bộ Ty Vụ Trần Đức Hoằng
Già cả còn nhau đôi mắt xanh
Mỗi lần gặp gỡ đến ngưỚi thanh!3C/b>
Cũng như bóng nhạn mây biên ải
Nào khác râu hàng tóc tuyết quanh
Ý lão chẳng màng chi phú quý
Lòng trần giữ trọn mãi tinh anh
Mai sau cách trở còn nguyên ước
Lửng thửng tơ xanh gởi ráng thành
Phụng Dịch Linh Đàn
Thơ là người,
Trả lờiXóaĐọc thơ của cụ Trần Đình Túc qua bài dịch, phần nào biết được tâm sự của người vướng víu một giai đoạn lịch sử.
Tập thơ nầy nếu được phổ biến, chắc có thể biết được nhiều hơn.