Đò chiều còn đó người đưa, Ngâm Ai Tư Vãn người xưa đâu rồi

Thứ Năm, 30 tháng 12, 2010

ĐÊM RÉVEILLON (3)

ĐOẠN KẾT MỘT VỠ KỊCH  (tiếp theo)

Đêm Réveillon nhớ nhớ quên quên – Đoạn kết một vỡ kịch đã có ba cách kết thúc, nay TruongNghi’s blog vừa nhận được thêm cách kết thúc thứ tư từ một bạn viết : 

Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010

ĐÊM RÉVEILLON (2)

ĐOẠN KẾT KHÁC CHO MỘT VỠ KỊCH

Đoạn kết của câu chuyện Đêm réveillon xây dựng theo tình huống mở. Người đọc căn cứ vào diễn biến của tình huống, vào tâm trạng nhân vật để có thể tạo tác một kết thúc theo ý thích của mình. Dĩ nhiên công sức của người tạo tác thêm bỏ ra không phải nhỏ, không những đòi hỏi một đam mê mà còn phải có một định hướng để người đọc cùng đồng cảm. Vì viết là để cùng sẻ chia, cùng nghiền ngẫm. Non nước Bình Khê giới thiệu một đoạn kết được xây dựng từ trang bạn Tây Sơn Quy Nhơn blog :
                                                                     >> Đọc tiếp 

Thứ Ba, 28 tháng 12, 2010

ĐỊA DANH (2)

NƠI GỞI GẮM ƯỚC MƠ CỦA CƯ DÂN VIỆT
                                    Lụa Phú Phong nên duyên nên nợ
                                   Nón Gò găng khắp chợ mến thương

Trong khuôn khổ hạn hẹp của một trang blog cũng như hạn chế của cứ liệu, không nên đặt tham vọng nghiên cứu với một đề tài mênh mông như trên. Gói gọn hơn thì lấy các địa danh thôn xã của Tây Sơn - Bình Khê đối chiếu với đề tài, tạm xem như một vài nét phác thảo để cùng chia sẻ, bổ sung.

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010

ĐỊA DANH (1)

NƠI GỞI GẮM ƯỚC MƠ CỦA CƯ DÂN VIỆT

Đọc đề tài nghiên cứu “Địa bạ và phép quân điền xưa tại Bình Định” của cụ Nguyễn Đình Đầu để tìm thời điểm hình thành tên thôn xã ở Bình Khê – Tây Sơn, cụ viết mạch lạc, gọn ghẽ, nhưng do tiêu chí của đề tài nên cứ thấy ngồn ngộn những mẫu, sào, thửa, mảnh … Dù sao thì cũng từ những cứ liệu nầy, kết hợp với Kỷ Yếu Quách Phổ Tộc Tịnh Nương Đường và những câu ca xưa của Bình Định đã phác thảo được tâm tư của người Bình Khê – Tây Sơn qua các địa danh.

Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2010

ĐÊM RÉVEILLON (1)

ĐÊM NHỚ NHỚ QUÊN QUÊN ĐOẠN KẾT MỘT VỠ KỊCH
Hoài An

Ba đứa với một ít con cá mương cùng vài cái nem bà Sáu Ngọc vừa từ Phú Phong mang vô, thế là đã có chút hương vị quê hương, có chút không khí đêm ra đời của Chúa. Đêm Giáng sinh đêm Thánh vô cùng.
Đêm Giáng sinh ba đứa ngồi nhắc chuyện xưa. Nhắc đến vỡ kịch trên TV đâu từ hồi đầu thập niên 70. Không nhớ tên vỡ kịch là gì, không nhớ đoàn kịch nào diễn. Nhớ nhớ quên quên thế nầy, giận cho cái tuổi tác.

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2010

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2010

BIỂN SỐ XE

BIỂN SỐ QUÊ HƯƠNG NƠI ĐẤT KHÁCH
Hoài An

Trời mưa mưa. Mưa không nặng hạt lắm, những giọt nước sót sỉnh của ông trời đất Sài thành. Mưa cuối mùa. Mưa rơi rơi …
Mặc, chẳng cần mở cốp lấy áo. Có ướt tí cũng chẳng sao. Vuốt vội vài giọt nước trên mi mắt, một chiếc Honda biển số 77 phía trước !?
À ! Người đồng hương !

Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2010

CHÍ THÀNH



Chí sĩ Phan Chu Trinh (1872-1926)
Vừa rồi đọc ở trang báo Taysonquynhon’s blog bài viết của Thời Hàn Băng người Trung quốc, bài viết “Thật đáng buồn cho cách dạy của chúng ta” than vãn  một nền giáo dục xem con người không phải là tài sản đáng quý. Thấy người mà ngẫm đến ta.
Vừa rồi Việt Nam rộ lên chuyện bằng tại chức ở Đà Nẵng. Rồi mới đây cũng đủ thứ chuyện không học cũng có bằng (giả), học (giả) có bằng thật … Nhiễu nhương bằng cấp ở mình cũng đau có khác chi chuyện đau của đất nước người!

Thứ Năm, 16 tháng 12, 2010

NGỤY SỬ (3)

Sử của triều đại không chính thống   (tiếp theo)
  

...  ...  ...  Những trước tác cuối thế kỷ 19 nếu có viết về Nhà Tây sơn, hẳn nhiên đa phần bằng chữ Hán. Chữ quốc ngữ đầu thế kỷ 20 mới thịnh hành khi xuất hiện 2 tạp chí Đông Dương (1913) và Nam Phong (1917), thời điểm nầy các bài viết liên quan đến Tây Sơn đều căn cứ vào các bộ sử của Quốc sử quán triều Nguyễn.
Năm 1915 bỏ thi chữ Hán ở Bắc kỳ, đến năm 1918 thi Hương lần cuối cùng ở Trung kỳ, những di cảo Hán ngữ trong dân gian lần hồi vong mệnh. Trải mấy cuộc chiến phải chạy giặc, tản cư, người lưu giữ được không còn là mấy. Đến khi có quan niệm chữ phong kiến không mấy ai đọc nổi không nên tồn trữ, phải đốt phải vứt … những bản viết về Nhà Tây Sơn bằng chữ Hán nếu có, nếu còn giờ lưu lạc nơi đâu ?

Thứ Tư, 15 tháng 12, 2010

NGỤY SỬ (2)

Sử của triều đại không chính thống, Sử quân giặc  (tiếp theo)


Người biên chép hiện chỉ có bản Tây Sơn lương tướng ngoại truyện, nên chỉ biết điểm qua một số nét về cái nhìn của Họ Nguyễn Vân Sơn đối với Nhà Tây Sơn lúc đó.
Trong Lời bạt, cụ nghè Nguyễn Trọng Trì viết :
“ Tây Sơn là ngụy triều ư ? “ (Tây Sơn khí thị ngụy triều giả dư ?)
Đặt câu hỏi tức là đã trả lời. Cuối lời bạt cụ xác định :
“ Anh tôi viết bài tựa bày tỏ nguyên nhân Tây Sơn được nước và mất nước, muốn cho người hiểu biết ở đời sau không cho Tây Sơn là ngụy triều vậy.”

Thứ Ba, 14 tháng 12, 2010

NGỤY SỬ (1)

Sử của triều đại không chính thống, Sử quân giặc, Sử của quân đối địch.

Viết về quân đối địch của triều đại mình, bao giờ nhà viết sử cũng nhiều lời chê trích, phỉ báng. Muốn  hiểu rõ về “quân giặc”, chỉ có thể tìm đến những ngoại truyện, những lưu truyền khẩu ngữ dân gian. Dân gian là cái kho vô tận, ít nhiều gì cũng nói lên được những điều mà nhà viết sử của triều đại không muốn nói, không muốn nhắc đến.
1) HỌ NGUYỄN THÔN VÂN SƠN VÀ NHÀ TÂY SƠN

Thứ Hai, 13 tháng 12, 2010

TÔN VINH



Cống hiến cho cộng đồng, nhưng những con người nầy có thể họ không nghĩ rằng mình sẽ được cộng đồng tôn vinh. Những phát kiến, những thành tựu của họ đã mang đến cho nhân loại có được một cuộc sống khác hơn ngày hôm qua.
Một phát kiến, một ý tưởng …, bao công sức họ đã đổ ra để phục vụ lợi ích cho những người đang sống chung quanh. Được thế giới tôn vinh, được cộng đồng thừa nhận những đóng góp, nhưng nhiều khi những đóng góp nầy được sử dụng đã có những tác hại không lường. Dù sao thì bây giờ họ được tôn vinh, được trao cho một giải thưởng mà hiện nay được xem như danh giá nhất hành tinh. Giải thưởng Nobel.

Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2010

HAY NHẤT VÀ DỞ NHẤT

THƯ GỞI BẠN
T.

Bửu thân,
Nhận được thư Bửu, thật mừng, lâu lắm rồi anh em mình mới có tin qua tin lại. Cuộc sống mỗi đứa mỗi nơi, thằng thì mài mòn phấn, thằng thì có tới mấy đứa cháu gọi bằng ông. Chết rồi ! Già hết rồi mà vẫn cứ gọi đứa gọi thằng, tật xưa chẳng bỏ.

AI LÀ VĂN NÔ !?


AI VĂN NÔ !?

Đây là vấn đề mà  phamvietdaonv đã đặt ra, đăng ngày 6/12/2010. Vấn đề  nầy khởi sự qua bài viết trên Hồn Việt của TS Phan Hàn Giang, ngày 5/12 blog trên đã trích như sau :

KHÔNG ĐƯỢC BÊU RIẾU DANH NHÂN LỊCH SỬ ( Trích )
Phan Hàn Giang ( Tiến sĩ Sử học )

Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2010

CHÙA THIÊN TÔN



Thiên Tôn Tự - Tây Sơn
Chùa Thiên Tôn nằm ở lưng chừng núi Ông Đốc thuộc thôn Hòa Lạc, xã Bình Tường, Huyện Tây sơn, Bình Định. Từ Thị trấn Phú Phong theo đường 19 hướng về Pleiku đến chùa chỉ hơn 3km. Chùa có tên chữ Thiên Thai Tự, là một trong những danh lam đất Tây Sơn – Bình Khê thu hút nhiều thăm viếng của khách thập phương.
Thiên Thai Tự - Chùa Thiên Tôn của Bình Khê là Tổ đình của nhiều chùa trong Nam bộ, Thiên Thai Tự ở xã Tam An, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là do Khai Tổ Huệ Đăng của Chùa Thiên Tôn – Bình Khê kiến lập năm 1922.

Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2010

VỌNG MỸ NHÂN

         Một đao núi lở trăng sa 
Ngu Cơ ơi ! hâm rượu chờ ta bên trời
                                                   NĐL


                      " Vọng mỹ nhân hề thiên nhất phương ..."
                         Nghìn trùng dấu cỏ lối tơ vương
                         Chèo khua trăng vỡ sông gào sóng
                         Kiếm bạt mây tan núi dạt đường
                         Mòn mỏi ai chờ hâm đấu rượu
                         Mịt mờ vó đợi lỏng tay cương
                         Người đi mắt biếc trừng xanh mộng
                         Chí lớn chưa về tay trắng suông.

                     

TÂY SƠN - BÌNH KHÊ



Tháp Dương Long - Tây Sơn
Bình Khê hay Tây sơn chỉ là một tên gọi của địa danh cấp huyện - quận,  tên gọi một đơn vị hành chính thuộc tỉnh Bình Định ngày nay.
Huyện Tây sơn ngày nay, xa xưa chưa biết tên gì khi các cư dân Hời, Bana còn sống hòa trộn với nhau dưới các vương triều Chăm. Thế kỷ thứ 13, có thể vương triều Chăm đã mở rộng ảnh hưởng đến Gia lai, Đak lak (!?). Khi quân Nguyên Mông của Toa Đô (năm 1282), hoặc ngay cả sau nầy vua Trần  Duệ Tông (năm 1373) thân chinh đánh vào thành Đồ Bàn (Bá Canh, Đập Đá Bình Định) đều thất bại vì các vua Chăm an toàn ẩn thân ở vùng núi (có lẽ Tây Sơn ngày nay). Rồi từ căn cứ miền núi nầy, quân Chăm đã làm nản lòng chiếm đóng của Toa Đô, đã xuất binh vây phục phá vỡ quân Trần.

ĐI HAY VỀ !?

chaubuu.blogspot đăng ngày 2/10/2010

ĐI HAY VỀ !?
Nơi tôi làm việc... có những ngọn đồi thoai thoải, rộng hàng trăm mẫu.
Cứ mỗi độ đông về, sau những cơn mưa đầu mùa, cỏ non bắt đầu cựa mình xanh biếc vùng trời là từng đàn ngỗng trời cả hàng ngàn con từ phương Bắc vượt ngàn dặm về trốn lạnh.
Đàn ngỗng trời mà còn nhớ nơi đề về hàng năm... huống gì người Việt tha hương. Nhưng về rồi  hai ba tuần lại thấy bồn chồn trong dạ vì những đổi khác không tên... không thể nào tìm lại được ngày cũ như đàn ngỗng trời đã tìm được mỗi lần về.
Đến khi có người hỏi  "Chừng nào về lại Mỹ?" mới thấy giật mình mà nghĩ...  "Đi VN hay về VN?  -  Đi Mỹ hay về lại Mỹ ?"
Thôi thì...  " ĐI HAY VỀ CÙNG MỘT NGHĨA NHƯ NHAU! " Vậy !!!

TCT 

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2010

CÁNH VẠC

Trường Nghị



                         Tháp Đôi bóng gối Cầu Đôi
                         Trăng treo đỉnh tháp bóng tôi một mình
                         
                         Một duyên, hai nợ, ba tình
                         Bóng em cánh vạc lênh đênh cuối trời

                              

BẾN TRƯỜNG TRẦU

Trường Nghị



                         Xa về bên bến Trường Trầu
                         Sông sâu soi mái tóc nhàu nắng mưa
                         Đò chiều còn đó người đưa
                         Ngâm "Ai tư vãn" người xưa đâu rồi