Đò chiều còn đó người đưa, Ngâm Ai Tư Vãn người xưa đâu rồi

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

ĐÔ ĐỐC TUYẾT (2)

TÂY SƠN HỔ TƯỚNG NGUYỄN VĂN TUYẾT


Nguyễn Văn Tuyết người xã Nhơn Ân, huyện An Nhơn.

Lúc nhỏ có sức mạnh, ưa thích đánh nhau với lũ trẻ trong thôn, bao giờ cũng thắng. Lớn lên tập tụ các tay anh chị ở chợ Gò Chàm, chuyên khuấy phá xóm làng, được bầu làm đại ca. Các phiên chợ tại chợ Gò Chàm thường rất đông người mua bán. Băng nhóm của Tuyết hoạt động rất qui củ. Những kẻ lạ mặt đến buôn bán phải ra mắt Tuyết rồi mới được cất lều buôn bán. Những kẻ làm nghề mãi võ, bán thuốc đều làm đúng theo lệ.

Một hôm, một ông già râu tóc bạc phơ trắng như bông vải cùng hai cô gái mặt mày đẹp đẽ, đến chợ mãi võ. Ông già không theo lệ cũ, vừa đến liền khua chiêng khai diễn. Cô gái nhỏ múa kiếm vun vút, khí lạnh rợn người. Người đến xem đông như kiến và tiếng vỗ tay hoan hô dậy trời.

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

ĐÔ ĐỐC TUYẾT





 “Ra sức trừ khử sự đau khổ cho dân, vì cả cõi đời này mà tiêu diệt hết mọi sự bất bình, đó là sở nguyện của ta. Chí nguyện và công việc đó không phải để nói với bọn ngươi. Bọn ngươi không phải là kẻ đáng để cho ta nói chuyện ấy” …
(Tây Sơn lương tướng ngoại truyện -  Nguyễn Đô đốc Văn Tuyết ngoại truyện - Nguyễn Trọng Trì ).

Các Danh Tướng Nhà Tây Sơn phần nhiều đều có những tiểu sử mơ hồ, không đầy đủ. Võ nghiệp của họ hiển hách trong sử sách, nhưng cuộc đời, hành trạng của họ bị chôn vùi trong một thời gian dài dưới vương triều Nguyễn (1800 - 1945), vì bị cho là tướng lĩnh của Ngụy Triều, không được nhắc đến. Do vậy mà hiện nay viết về Danh Tướng Tây Sơn có nhiều tư liệu trái ngược nhau, nhiều chỗ khó bổ sung nhau.

Về Đô Đốc Tuyết, nay tạm trích đăng các bài viết về ông.


Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

SEX TRONG VĂN CHƯƠNG BÀI CHÒI


Bài chòi là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian diễn ra trong các dịp lễ tết ở các tỉnh duyên hải miền Trung, kéo dài từ Thừa Thiên - Huế đến Khánh Hòa. Nếu các thứ bài bạc khác cần phải giấu diếm, đóng cửa lại yên lặng nghiến răng mà đánh thì bài chòi được phép chơi công khai. Hội bài chòi được tổ chức ở một khoảng đất rộng của làng xã. Khán giả tham gia hội bài chòi gồm cả trăm người; người chơi ngồi trong từng chòi riêng.

Và đặc biệt nhất, người ta chỉ chơi bài khi chòi trung tâm có một hoặc hai anh (chị) hiệu hô lên trên nền nhạc gồm đờn cò và trống chiến. Vậy bài chòi là một hình thái chơi bài tập thể có kết hợp với ca nhạc diễn xướng. Bản chất của nó là một thú vui giải trí cho đông đảo người bình dân, không phải là hình thức cờ bạc.

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

BÀI CHÒI BÌNH ĐỊNH (4)

SỰ CẢI TIẾN VÀ BIẾN THỂ CỦA BÀI CHÒI


Hội bài chòi là một trò chơi dân gian, mang tính văn nghệ quần chúng. Tiền thân của bài chòi là sự liên lạc nhau giữa các chòi canh trên nương rẫy. Và bài chòi được hình thành và hoàn chỉnh ở đồng bằng. Thể thức chơi vẫn giữ nét độc đáo nguyên thủy, ngồi trên những chiếc chòi, nên gọi là bài chòi truyền thống.

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

BÀI CHÒI BÌNH ĐỊNH (3)

CÂU THAI TRONG BỘ BÀI CHÒI


Như đã nói trên, một bộ bài chòi có 27 con bài. Mỗi tên con bài Hiệu phải dùng một câu thai và nội dung câu thai phải luôn luôn thay đổi khi gặp lại con bài cũ.

1.- Câu Thai Các Con Bài Trong Kho VĂN:

Nhất Gối, nhưng thường gọi là Chín Gối:
Ðêm nằm gối gấm không êm
Gối lụa không mềm bằng gối tay em.

Nhì Bánh:
Bánh bèo trục lúc không tai
Bánh in to hột, dện hoài đổ ra.

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

BÀI CHÒI BÌNH ĐỊNH (2)

THỂ THỨC CUỘC CHƠI


Một hội bài chòi, ngoài số người đến đánh bài và thân nhân của họ, còn có số người đến xem, có thể lên đến vài trăm người. Một đám hát trống, người xem thường có mặt từ lúc dạo tuồng đến khi vãn tuồng. Nhưng ở bài chòi, người xem có thể đến rồi ra về bất cứ lúc nào tùy thích, và không có lệ bán vé vào xem.

Muốn đánh bài chòi người ta phải báo cho ban tổ chức biết để sắp xếp ở hội kế tiếp. Người đến xem không cần xin phép ai cả, cứ chen vào đứng dọc theo các chòi và rạp, làm thành một vòng bao quanh sân khấu.

Mỗi ngày cuộc chơi kéo dài từ sáng tới khuya. Giờ ăn chỉ nghỉ ngơi chốc lát. Ở đám bài chòi, lúc nào cũng có tiếng kèn trống, âm thanh rộn rã vang xa, lôi cuốn thúc dục:

Rủ nhau đi đánh bài chòi
Ðể cho con khóc đến lòi lún ra 

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

BÀI CHÒI BÌNH ĐỊNH

SỰ HÌNH THÀNH VÀ CÁCH TỔ CHỨC

Hát Bài Chòi
Bài Chòi xuất phát từ mô hình sinh hoạt văn nghệ ở vùng nương rẫy thời mở đất. Dần dần những làn điệu phát triển, Bài Chòi hiện nay trở thành một loại hình dân ca kịch đặc thù của miền Trung Trung Bộ. Nhưng sắc thái riêng của Bài Chòi Bình Định nay vẫn còn lưu giữ được trong những ngày lễ hội ở địa phương : Hội Bài Chòi hay còn gọi là Chơi Bài Chòi.

Non Nước Bình Khê xin giới thiệu bài viết của Thầy Đào Đức Chương (San Jose, California) về loại hình văn nghệ độc đáo nầy của Bình Định (nguồn từ cuongde.org).

Bài viết có những nội dung :

Sự Hình Thành
Cách Tổ Chức
Thể Thức Cuộc Chơi
Câu Thai Trong Bộ Bài Chòi
Sự Cải Tiến Và Biến Thể Của Bài Chòi

Thành thật cảm ơn Thầy Đào Đức Chương đã đồng ý cho sử dụng, đăng bài của Thầy trên Non Nước Bình Khê cũng như Quang Trung Bình Khê.

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

THIỀN NGỮ (7)



57. Chỉ cần tự giác tâm an, thì đông tây nam bắc đều tốt. Nếu còn một người chưa độ thì đừng nên thoát một mình.

58. Khi trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh chỉ có mỗi thứ này, nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.

59. Nếu anh có thể sống qua những ngày bình an, thì đó chính là một phúc phần rồi. Biết bao nhiêu người hôm nay đã không thấy được vầng thái dương của ngày mai, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành tàn phế, biết bao nhiêu người hôm nay đã đánh mất tự do, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành nước mất nhà tan.

60. Anh có nhân sinh quan của anh, tôi có nhân sinh quan của tôi, tôi không dính dáng gì tới anh. Chỉ cần tôi có thể, tôi sẽ cảm hóa được anh. Nếu không thể thì tôi đành cam chịu.

61. Anh hi vọng nắm được sự vĩnh hằng thì anh cần phải khống chế hiện tại.

62. Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Anh càng nguyền rủa họ, tâm anh càng bị nhiễm ô, anh hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của anh.

63. Người khác có thể làm trái nhân quả, người khác có thể tổn hại chúng ta, đánh chúng ta, hủy báng chúng ta. Nhưng chúng ta đừng vì thế mà oán hận họ, vì sao? Vì chúng ta nhất định phải giữ một bản tánh hoàn chỉnh và một tâm hồn thanh tịnh.

64. Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Anh muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.

65. Thế giới vốn không thuộc về anh, vì thế anh không cần vứt bỏ, cái cần vứt bỏ chính là những tánh cố chấp. Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta.

66. Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ.
.

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

THIỀN NGỮ (6)



47. Người không biết yêu mình thì không thể yêu được người khác.

48. Có lúc chúng ta muốn thầm hỏi mình, chúng ta đang đeo đuổi cái gì? Chúng ta sống vì cái gì?

49. Đừng vì một chút tranh chấp mà xa lìa tình bạn chí thân của anh, cũng đừng vì một chút oán giận mà quên đi thâm ân của người khác.

50. Cảm ơn thượng đế với những gì tôi đã có, cảm ơn thượng đế những gì tôi không có.

51. Nếu có thể đứng ở góc độ của người khác để nghĩ cho họ thì đó mới là từ bi.

52. Nói năng đừng có tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán của mình, đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn.

53. Thành thật đối diện với mâu thuẩn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình.

54. Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán trách nó.

55. Đa số người cả đời chỉ làm được ba việc: Dối mình, dối người, và bị người dối.

56. Tâm là tên lừa đảo lớn nhất, người khác có thể dối anh nhất thời, nhưng nó lại gạt anh suốt đời.

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

LỜI BIA MỘ


Mộ Bi hay Mộ Chí là tấm bia ở mồ người chết có khắc ghi công đức, sự nghiệp của họ để truyền lại cho đời sau. Đơn giản hơn, Bia Mộ ghi rõ danh tính, quê quán, năm sinh, năm mất, việc đã làm … để cháu con, người đời xem đó mà biết được ai là người nằm dưới mộ, đã nằm đó được bao lâu, họ đã làm gì cho đời …

Trăm năm bia đá thì mòn
Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ

Dẫu biết ngày xưa là vậy, nhưng không riêng gì Mộ Bi hay Bi Văn (những bài văn khắc trên bia đá), nếu không có những dấu vết văn bia còn sót lại, người đời nay đâu thể tường tận hình ảnh cũng như cách sống của người xưa. Biết xưa là để sống nay sao cho không tủi hổ với những gì mà người trước đã làm được. Cảm thông chuyện người xưa mới cảm thông được chuyện của người nay. Ghé thăm nấm mộ của nàng Tiểu Thanh là sự cảm thông nỗi đau xé ruột Đoạn Trường của Cụ Nguyễn Tiên Điền. Nỗi cảm thông của 300 năm trước sẽ tồn tại mãi nghìn năm, không chỉ dừng lại cho chỉ 300 năm sau đó.