Đò chiều còn đó người đưa, Ngâm Ai Tư Vãn người xưa đâu rồi

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

ĐỒ BÀN THÀNH KÝ



Đồ Bàn Thành Ký là phần trích dịch đoạn cuối trong cuốn Nguyễn Thị Tây Sơn Ký của Hoàng giáp Nguyễn Văn Hiển và không được rõ năm soạn thảo. Sách được Trường Viễn Đông Bác Cổ in microfilm. Số sách đề A.3138  N0 309, hiện được tàng trử tại Viện Khảo Cổ Sài Gòn. Đồ Bàn là kinh đô cũ của Chiêm Thành, gắn liền với lịch sử của Chiêm Thành cũng như đối với lịch sử Nam tiến của dân tộc Việt Nam… (Tô Nam - Nguyễn Đình Diệm - Tập San Sử Địa số 19 & 20, nxb Khai Trí - Sài Gòn 1970)


Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

QUÂN NGỰ LÂM CỦA NGUYỄN VƯƠNG PHÚC ÁNH


            Hiểu theo nghĩa thông thường, quân Ngự Lâm là loại quân hậu cận, ở bên cạnh và bảo vệ an toàn cho vua. Nhưng trong trận chiến tiến ra Quy Nhơn giao tranh với nhà Tây Sơn những năm 1799 - 1802, trong quân thứ của Nguyễn Ánh có binh chủng Quân Ngự Lâm mà ở đây quân binh đều kén lấy người của Quy Nhơn, hầu hết tướng lĩnh chỉ huy - kể cả cao cấp lại là hàng tướng của Tây Sơn theo về. Trong trận chiến, đội quân Ngự Lâm nầy đã có nguyên một quân hiệu trở ngược lại ngọn giáo làm khốn đốn cho quân của Nguyễn Vương không ít, làm cho Vương phải bao phen gọi là lao tam khổ tứ, ăn chẳng ngon mà ngủ cũng không yên.
            Năm 1780, Nguyễn Ánh xưng Vương ở Gia Định, dùng theo niên hiệu của vua Lê. Năm 1781, sau khi giết Đỗ Thành Nhơn, Nguyễn Ánh lấy quân Đông Sơn của Nhơn chia làm bốn quân Tiền, Hậu, Tả, Hữu, làm cơ sở gầy dựng nên đại binh với các dinh Trung Quân, Tiền - Hậu - Tả - Hữu Quân sau nầy. Khi lực lượng đã phát triển, Nguyễn Ánh còn có Vệ Thần Sách, là đội cận vệ được trang bị và tập luyện chiến đấu theo kỷ - chiến thuật Tây phương. Năm 1793, Vệ Thần Sách được nâng lên thành Quân Thần Sách, được xem như là thân quân, lính hậu cận của Nguyễn Vương.

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015

ĐÔI ĐIỀU VỀ PHỦ THÀNH "PHỦ QUY NHƠN"

Thành Bình Định - Ảnh chụp trước năm 1945
Thành được dời từ Đồ Bàn về An Ngãi - Tuy Viễn năm 1814. 

            Năm 1471, hạ xong thành Đồ Bàn, bắt Chiêm vương Trà Toàn đem theo quân thứ ban sư về kinh, chỉ vài tháng sau vua Lê Thánh Tông lập ra đạo thừa tuyên thứ 13 là Thừa Tuyên Quảng Nam. Rồi vị tướng nhiều công trạng trong cuộc chiến tiến binh vào kinh đô Đồ Bàn năm ấy là Trung quân Đô thống Phạm Nhữ Tăng, ông được giao quyền Đô Ty Quảng Nam kiêm Trấn Phủ Hoài Nhơn. Phủ Hoài Nhơn là châu Vijaya của người Chiêm trước kia, là một trong 3 phủ mới được thành lập : Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn, chúng đã được ghi tên vào bản đồ Đại Việt sau cuộc nam chinh của vua Lê. Từ một số thông tin của tộc phả họ Phạm dòng dõi Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão nầy cho thấy Đô thống phủ, lỵ sở của Thừa Tuyên Quảng Nam lúc ấy đặt tại thành Đồ Bàn. Quan Đô thống đã thọ bệnh qua đời và chôn cất tại đây vào tháng 2 năm 1478, sau được cải táng về làng Hương Quế nay thuộc Quế Phú huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Như vậy vị quan đầu tiên trấn nhậm Quảng Nam kiêm lý phủ Hoài Nhơn, ông ở chức chỉ được 6 năm tại Hoài Nhơn, vùng cực nam của Đại Việt thời bấy giờ - là vùng đất cả tỉnh Bình Định bây giờ.

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

HUYỆN DIÊN KHÁNH - PHỦ ĐIỆN BÀN (QUẢNG NAM)


Năm 1306, vua Trần Anh Tông vâng mệnh Thượng Hoàng Nhân Tông gả em gái Huyền Trân công chúa cho vua Chế Mân (Tiếng Phạn : Jaya Sinhavarman III) của vương quốc Chiêm Thành để nhận lấy sính lễ là 2 châu Ô và Rí (Hán ngữ không có âm R nên châu Rí sách xưa ghi là châu Lý). Châu Ô là vùng nam Quảng Trị và Huế hiện nay, bấy giờ Đại Việt gọi là Thuận Châu, còn Châu Rí là vùng đất của một phần xứ Huế trải xuống đến sông Thu Bồn, Đại Việt gọi là Hóa Châu. Khi Giản Định đế - Trần Ngỗi khởi binh chống lại nhà Minh (năm 1408), đánh thắng vài trận lớn là nhờ vào quân binh dưới quyền của Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân ở Thuận Hóa (Thuận châu và Hóa châu) theo về.

Thời nhà Hồ, đất Chiêm Động và Cổ Lũy của Chiêm Thành ở phía nam Thuận Hóa đã sáp nhập vào Đại Việt. Hồ Quý Ly chia Chiêm Động làm 2 châu Thăng và Hoa, chia Cổ Lũy làm 2 châu Tư và Nghĩa (Cổ Lũy là phần đất Quảng Ngãi ngày nay). Năm 1402 nhà Hồ lập ra Lộ Thăng Hoa quản lĩnh 4 châu Thăng Hoa Tư Nghĩa. Nhưng từ đó về sau vùng Chiêm Động Cổ Lũy - Thăng Hoa Tư Nghĩa lại là địa bàn tranh qua giành lại của 2 nước Việt Chiêm, sách sử nhà Minh cũng chen vào ghi khống các châu huyện nầy là của Minh triều.

Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2015

ĐỒ DÊ


Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu được sáng tác từ hồi giữa thế kỷ thứ 19. Ở câu 1971 trong truyện thơ nầy, nhân vật Bùi Kiệm háo sắc được cụ Đồ phệt bút qua hình ảnh là một người mang dòng máu Dê :

Còn người Bùi Kiệm máu dê
Ngồi chai bộ mặt như giề thịt trâu

Té ra từ xửa từ xưa con Dê đã là biểu tượng của cái tật ba lăng nhăng. Qua vậy anh nào hay léng phéng, sàm sỡ với mấy nường, lâu nay đã được thiên hạ gán cho ngay cái tên chẳng mỹ miều gì là đồ Dê ! Chẳng hiểu đồ Dê có mối tương quan như thế nào với mấy con số mà thay vì gọi đồ Dê, thiên hạ còn gọi là đồ 35. Có mấy anh bước đến niên kỷ nầy mà buộc phải trả lời khi bị hỏi tuổi, mấy ảnh phải nói trớ ra rằng năm ngoái được 34, sang năm tới mới 36. Thật tội cho mấy con số, mấy con Dê… phải ngượng mặt vì sánh đôi cùng với mấy tay có máu sàm sỡ.

Thứ Bảy, 14 tháng 2, 2015

GÃ BƯỞI


            Bưởi hay Bử. Cái ngữ âm chết tiệt vùng trung du đất Bình Định chẳng biết đâu mà lần để ghi lại cho đúng tên người ta gọi gã. Nhưng nghe cái tên Bử thấy chẳng ra khoai ra môn gì cả. Bưởi có họ hàng với cam quít, có mặt có tên, gọi Bưởi xem ra còn có danh có phận. Nói cho cùng, ai lại muốn cái tên của mình chẳng có nghĩa lý gì mà lại xấu hươ xấu hoắc. Lắm người khi được chút danh phận, chẳng phải thường dấu nhẹm đi cái tên cha mẹ đã đặt cho, cải thành những cái tên khua như tiếng dao miết trên đá mài đấy sao. Thực ra trên giấy tờ gã có tên là Lê Trấn Sơn. Đố ai dám bảo là cái tên xấu. Nghiệt nỗi chẳng mấy ai biết được gã có cái tên nầy, lại nữa nó chẳng xứng với một gã chưa có gì gọi là làm nên trò trống với đời. Vậy thì với gã, thôi cứ ghi lại tên của gã là Bưởi vậy.

            Tên là thế, còn tướng tá gã kể ra cũng cao ráo, khỏe khoắn, dáng dấp trông không đến nỗi xấu. Nói thẳng ra thì gã cũng có chút phong độ, đẹp trai. Ấy vậy mà gã lại có cái hành vi quái đản là thích đi quẹt mông đàn bà con gái để ngửi. Mà phải là gái lạ, ít ra nhìn cũng phải mướt con mắt kìa. Bà già cũng phải, gái lớn lên cũng phải, hồi ấy hễ cứ người lạ nào mặc quần lĩnh Mỹ A láng bóng dạo chợ Phú Phong, trước sau gì cái mông nổi gân qua làn vải ấy đố mà tránh được bàn tay của gã.