Đò chiều còn đó người đưa, Ngâm Ai Tư Vãn người xưa đâu rồi

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

CHÚC MỪNG XUÂN GIÁP NGỌ 2014


MỪNG XUÂN GIÁP NGỌ 2014
Kính chúc Quý Thân Hữu, Bạn Đọc
Một năm Hạnh Phúc, Thịnh Vượng, An Khang
NonNuoc BinhKhe



CA KHÚC MỪNG XUÂN


Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

HƯƠNG CUỘI




Đứa cháu đích tôn và lũ cháu ngoại đang loay hoay ngoài sân với những đồ đồng ngũ sự lổng chổng trên đám trấu và tro đẫm nước.

Ông chúng, cụ Kép làng Mọc, cũng đang loay hoay với mấy chục chậu lan xếp thành hàng dưới giàn thiên lý.

Trái với thời tiết, buổi chiều cuối năm gió nồm thổi nhiều.

Cơn gió nồm thổi nhẹ, như muốn nhạo cái ông già kia mặc cả một tấm áo trấn thủ bằng lông cừu trắng. Trời nồm nực, bức đến tắm nước lã được, ông cụ Kép mặc áo lông cừu xứ Bắc! Không, đấy chỉ là một thói quen của cụ Kép. Mỗi khi cụ ra thăm vườn cảnh, trong một năm, trừ những ngày hạ ra không kể còn thì lúc nào cũng khoác tấm áo cừu. Mùa xuân, mùa thu, khí hậu ấm, áo mở khuy. Sang đến đông tuyết, cụ cài hết một hàng khuy nơi áo, thế là vừa. Trong cái vườn cây nhỏ, trong đám cỏ cây xanh rờn, những buổi sớm tinh mơ và những buổi chiều tàn nắng, người ta thường thấy một ông già lông mày bạc, tóc bạc, râu bạc, mặc áo lông trắng, lom khom tỉa những lá úa trong đám lá xanh. Cụ Kép nguyện đem cái quãng đời xế chiều của một nhà nho để phụng sự lũ hoa thơm cỏ quý.

Buổi chiều ba mươi Tết năm nay, cả một cái gia đình cũ kỹ nhà cụ Kép đang tới tấp dọn dẹp để ăn tết.

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

ÔNG TÁO QUA CÁI NHÌN CỦA CÁC CỤ NGÀY XƯA


Chuyện bếp núc là chuyện của mấy bà !? Thường thì người ta hiểu câu nầy qua ý nghĩa xem thường, đấy là chuyện không phải của đấng trượng phu ! Đâu phải vậy. Các cụ ngày xưa thờ ngũ tự chi thần : Môn, Hộ, Tài, Tỉnh, Táo thì Táo Quân là nhất gia chi chủ. Thờ Định Phúc Táo Quân (thần Bếp) đứng trên cả các vị thần coi ngó cuộc sống của một gia đình : Cửa, Ngõ (trông coi, gìn giữ), Tiền tài (những thứ được làm ra), Giếng nước, Bếp núc (miếng ăn thức uống hằng ngày). Vậy chuyện miếng cơm có ăn hằng ngày qua tay của mấy bà thì lẽ nào các cụ không coi trọng.

Cái bếp ngày xưa dưới hình dạng 3 ông đầu rau. Cái bếp lò đất nung hay cái kiềng 3 chân được đánh bằng sắt xem ra thật vững vàng và thật tiện lợi để đốt bằng than hay để đủ cửa chụm các loại củi. Ấy đấy, đừng cho là các cụ ngày xưa không có óc khoa học nhé ! Chẳng qua các cụ diễn giải một sự việc dưới cái nhìn khang khác cái cách của ta ngày nay mà thôi. Chẳng hạn như để khuyên một đứa bé hỉ mũi chưa sạch khi bước vào nhà ai thì phải lấy mũ nón xuống để tỏ lòng kính trọng thì các cụ hay bảo :

-  Vào nhà phải lấy mũ nón xuống chớ không bị lùn đấy các con !

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

ĐÀO TẤN VỚI PHẬT PHÁP


*  Đề bài ĐÀO TẤN VỚI PHẬT PHÁP của NonNuoc BinhKhe

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO PHẬT TRONG ĐỜI SỐNG VÀ TÁC PHẨM CỦA NHÀ VIẾT TUỒNG ĐÀO TẤN
(Mang Viên Long)

Đào Tấn là một nhà thơ lỗi lạc, nhà viết tuồng xuất sắc, một đạo diễn tuồng tài hoa, và cũng là một nghệ sĩ tuồng tiên phong trong cách tân, phát triển nghệ thuật tuồng (hát bội) của miền Trung và cả nước vào hậu bán thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20. Ông đã được tôn xưng là hậu Tổ của ngành sân khấu hát bội, có đền thờ ở Gia Hội, Thừa Thiên – Huế.

Đào Tấn tự là Chỉ Thúc, biệt hiệu Mộng Mai – khi lên tu ở chùa Linh Phong (tục gọi là chùa Ông Núi) có thêm đạo hiệu là Mai Tăng; sinh ngày 27/2 Ất Tỵ (Thiệu Trị thứ 2- 1845), chánh quán thôn Vinh Thạnh, xã Phước Vân - huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Sinh quán thôn Tùng Giản - xã Phước Hòa -  huyện Tuy Phước - Bình Định. Ông thi đỗ Cử Nhân năm Tự Đức 20 (1867), trải qua hơn ba mươi năm nhậm chức dưới các triều vua nhà Nguyễn, đã từng là Tham Tri, Phủ Doãn, Tổng Đốc, Thượng Thợ (cả bốn bộ), Hiệp Tá Đại học sĩ (1898). Cơ Mật Viện đại thần…