Đò chiều còn đó người đưa, Ngâm Ai Tư Vãn người xưa đâu rồi

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

MỒNG 5 THÁNG 5 - ĂN TẾT GIỮA NĂM


TẠI SAO GỌI LÀ GIỮA NĂM !

Năm Tháng Ngày Giờ là những đơn vị của thời gian, thành thử phải sơ lược lại một chút vài khái niệm về Lịch pháp (phép làm lịch) của lịch xưa.

Lịch là hệ thống chu kỳ của thời gian. Thời cổ xưa con người đã nghiệm ra chu kỳ tuần hoàn của thời tiết ảnh hưởng đến mùa vụ trồng trỉa, hệ thống lại chu kỳ thời gian, làm lịch chính là một trong những yếu tố giúp cho con người sinh tồn. Người Việt cổ đã có những tên gọi đơn vị thời gian còn lưu lại, còn dùng đến tận bây giờ như Rằm, Mồng. Đó là những ngữ âm thuần Việt liên quan đến lịch tuần trăng, bây giờ gọi phổ biến là Lịch Âm. Một số người còn gọi chúng là Lịch Ta.

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

TRI HUYỆN BÌNH KHÊ - ÔNG QUAN TRẤN NHẬM ĐẦU TIÊN


Tháng 9 năm 1888, triều đình Đồng Khánh trích lấy 18 thôn của huyện Tuy Viễn, kết hợp cùng Nha Kinh lý An Khê lập ra huyện Bình Khê, cho lệ vào phủ An Nhơn. Huyện Bình Khê với các thôn xã hiện thuộc TX An Khê của Gia Lai, huyện Vĩnh Thạnh ngày nay, các xã Tây Thuận, Tây Giang, Bình Tường… của Tây Sơn bây giờ. Như vậy triều Nguyễn đã thiết lập, ổn định được chính quyền ở ngay vùng cửa ngõ lên Tây Nguyên.

Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

VẦNG DƯƠNG CÒN LẤM BỤI ĐỜI


  
Sơn khê ngàn dặm gió sương
Chồn chân viễn xứ lỏng cương sông hồ
Khói mây một bức dư đồ
Bờ dâu nghiêng ngửa lô xô sóng dời…
Ngổn ngang lòng giữa chợ đời
Người đau non nước ai lời phiếm du
Vầng dương còn lấm bụi mù
Gượng nâng chén tạc chén thù cổ nhân...
15.5.2017

Họa vận từ bài thơ một người anh quê hương Bình Định


VẦNG DƯƠNG CÒN LẤM BỤI MÙ

Thôi thì rũ áo phong sương,
Xếp tàn y, giữ chút hương giang hồ.
Đã không dựng được cơ đồ,
Cầm bằng mây khói giấc mơ đổi dời…
Mênh mông một nỗi đau đời;
Giật mình ngoảnh lại kiếp người phù du
Vầng dương còn lấm bụi mù
Không soi thấu đến bể sầu thế nhân
Điền trang Lộc Xuân
18.7.2004
Lê Phương Nguyên


Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017

THÊM MẮM MUỐI CHO MỘT BÀI VIẾT


“NGƯỜI BÌNH ĐỊNH TẠI SAO GỌI LÀ DÂN NẪU”

Tiêu đề bài viết nầy gần đây xuất hiện nhiều trên các trang mạng, mỗi trang có thay đổi một vài từ hoặc đảo ngược cấu trúc câu. Nội dung trong mỗi trang dù có chỗ thêm chỗ bớt chút đỉnh, nhưng đại loại các bài hầu hết đều giống như nhau. Tìm qua hàng chục các trang mạng, xem ra có lẽ khởi đầu bài đầu tiên có xuất xứ từ bài đăng trên một tạp chí in tự hồi năm 2011 : “Vì Sao Phú Yên Được Gọi Là Xứ Nẫu” ?