Đò chiều còn đó người đưa, Ngâm Ai Tư Vãn người xưa đâu rồi

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

BÀN TAY NHỎ DƯỚI MƯA

BÀN TAY NHỎ DƯỚI MƯA – CUỐN TIỂU THUYẾT LUẬN ĐỀ CỦA TRƯƠNG VĂN DÂN


Có 2 tuyến nội dung chạy dọc cuốn tiểu thuyết này, và có thể, tùy theo cái tạng của từng độc giả, tuyến nào sẽ có tác động mạnh mẽ hơn tới tâm trí họ. Tuyến thứ nhất, những lo lắng, ám ảnh về sự bất an của nhân loại trước hàng loạt những nguy cơ đã thấy và sẽ thấy trước cơn lốc hiện đại hóa, toàn cầu hóa. Tuyến thứ hai, câu chuyện tình vô cùng lãng mạn của Gấm và anh nhà báo.

Theo cảm nhận của cá nhân độc giả là tôi, có lẽ, người viết còn thiếu chút gì đó để tạo sự nhuần nhuyễn giữa hai vỉa mạch nội dung này. Nó khiến người đọc phải phân thân, phải tự tách bạch lý trí và tình cảm khi trải nghiệm từng trang sách. Những trang cuối của tiểu thuyết, khi người viết tập trung tinh thần và trí lực vào việc miêu tả cảm xúc và cái chết của cô Gấm, khi anh dường như quên đi mất cái mạch nội dung thứ nhất thì hình như trang văn có được vẻ thống nhất hơn.

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

YÊU MÃI CUỘC ĐỜI NẦY

ĐỌC “BÀN TAY NHỎ DƯỚI MƯA”
Tiểu Thuyết của Trương Văn Dân
Một tác giả người Bình Khê, Tây Sơn, Bình Định
Huỳnh Ngọc Nga - Italia


BÀN TAY NHỎ DƯỚI MƯA đến với tôi qua nhiều chặng nhiêu khê, từ bản in thử bị thất lạc tại nhà một người bạn, đến bản in thật đưọc chuyển từ VN sang nhà em gái tôi rồi qua nhà má tôi để cuối cùng sau gần một tháng mới tới tận tay tôi vào đầu tháng 05.2012.  

Tôi đã đọc văn phong của Dân từ hơn mười năm nay, đã quen với lối viết giản dị “đọc là hiểu liền” của cậu và trong những cái hiểu liền đó tôi hiểu luôn cả nổi băn khoăn, bức xúc cậu muốn nói về những nghịch lý của cuộc đời. Những nghịch lý mà tốt - xấu, hay - dỡ, thiện - ác như nghịch đùa đuổi bắt lẫn nhau trong đời sống hàng ngày của chúng ta.

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

TẢN MẠN VỀ TÂY SƠN - BÌNH ĐỊNH (2)


Tôi muốn tách riêng để nói đôi điều về Tây Sơn.

Ðây là nơi phát tích của Ba vua Tây Sơn mà lẫy lừng nhất là Quang Trung hoàng đế. Ðất Tây sơn chạy dài từ thôn Phú lạc, xã Bình thành đến tận suối Bèo, thôn Trường định, xã Bình hòa, quận Bình khê. Ba anh em nhà Tây Sơn thuở nhỏ theo thân phụ là Nguyễn Phi Phúc đến cư ngụ tại làng Phú lạc rồi sau di chuyển đến làng Kiên mỹ, dọc theo bờ bắc sông Côn. Trên vùng này còn các di tích của ba anh em Tây Sơn: vườn Dinh nơi xưa kia là nền nhà của gia đình Nguyễn Phi Phúc. Bến Trường Trầu là nơi mà thuở nhỏ ba anh em Tây Sơn dùng thuyền nan phụ giúp thân sinh giao lưu buôn bán với thương lái thượng du. Ðình Kiên mỹ bên ngoài là thờ thần nhưng bên trong âm thầm thờ cúng Ba vua Tây Sơn. Ðịa điểm mà năm 1960 nhân dân địa phương xây điện Tây Sơn cũng là di tích cũ nơi có đền thờ Ba vua Tây Sơn xây cất khiêm tốn theo kiểu xưa, náu mình dưới bóng một cây me cổ thụ mà hàng năm vào ngày Rằm tháng 11 âm lịch dân chúng địa phương mang lễ vật, quà bánh đến cúng kính. Vì thời cuộc và trải qua thời gian dài mưa nắng đền thờ nhỏ hẹp này bị sụp đổ chỉ còn lại cái nền nhà, một giếng nước xây bằng đá ong và cây me già cỗi. Xa xa phía sau điện là gò Ðá Ðen, nơi nghĩa binh Tây Sơn thao luyện quân sĩ để mưu đồ nghiệp lớn. Trên dãy Hoành sơn ở phía bờ nam sông Côn (xã Bình tường) tương truyền có ngôi mộ thân phụ Ba vua Tây Sơn, và cũng là nơi ngày trước Nguyễn Nhạc đã nhận ấn kiếm do Trời ban cho để dựng đế nghiệp.

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

TẢN MẠN VỀ TÂY SƠN - BÌNH ĐỊNH



Sinh ra và lớn lên ở thị trấn Phú phong, nơi có sở dệt tân tiến Delignon nổi danh tận Pháp quốc, tôi xin được tự nhận là con dân Tây sơn - Bình định. Tình cảm của tôi đối với quê hương cũng thăng trầm như sự thăng trầm của quê hương mình.

Theo thời gian, nhiều ít đậm nhạt khác nhau, trong tôi thường có sự suy tưởng cảm kích (không dám nói là tự hào) về cái "hùng tâm dũng khí", về "địa linh nhân kiệt" của Tây sơn Bình định. Ðây là nơi phát tích của các anh hùng dân tộc Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Võ Văn Dũng, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, rồi đến Mai Xuân Thưởng, Tăng Bạt Hổ ( ...   ... )

Bên đó, thú thật, có đôi lúc tôi lại lởn vởn chút mặc cảm u buồn, chút bàng hoàng ngao ngán về tâm địa, về sự đối xử trong quá khứ giữa người Bình định với nhau - gay gắt quyết liệt giữa những người khác chiến tuyến đã đành, mà nhiều khi chỉ vì chút danh lợi nhất thời đã có sự phũ phàng với cả bạn đồng hành. Có phải đây là mặt trái của một tấm huy chương? Dầu sao tôi vẫn yêu mến quê hương và yêu mến thiết tha hơn khi mình phải rời bỏ quê hương tìm sống nơi đất khách quê người.

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

ANH HÙNG MAI XUÂN THƯỞNG


Lăng nhà Anh hùng kháng Pháp : Mai Xuân Thưởng


Anh hùng Mai Xuân Thưởng ứng hùng năm Canh Thân (1860), tuẫn quốc năm Ðinh Hợi (1887). Người thôn Phú Lạc, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Ðịnh. Tư cách khác phàm, văn võ gồm đủ.

Theo tài liệu gần đây thì thân phụ của anh hùng Mai Xuân Thưởng là cụ Mai Xuân Tín, Bố chánh sứ tỉnh Cao Bằng, khi mất được vua Tự Ðức ban sắc truy tặng làm Trung Thuận Ðại phu, Án sát sứ (chánh tứ phẩm) tỉnh Cao Bằng, đặt tên Thụy là Ðoan Cẩn. Cụ Mai Xuân Tín là "nho khoa trạc tú, nghệ phố tiêu anh" (tức xuất thân từ khoa cử, tài đức tốt vời). Cụ mất năm 1866 lúc đang làm Bố chánh Cao Bằng, quan cữu được hộ tống về Bình Ðịnh giao cho vợ con cụ nhận an táng tại nguyên quán (Phú Lạc). Lúc ấy Mai Xuân Thưởng mới 6 tuổi.