Đò chiều còn đó người đưa, Ngâm Ai Tư Vãn người xưa đâu rồi

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

TRUNG THU TRỜI MƯA


SaiGon mấy hôm nay mưa rả rich. Ngoài quê xa, nghe đâu cũng mưa trút ầm ào. Trung Thu mà có mưa thì mấy đứa nhỏ ngoài quê chắc chẳng đủ niềm vui rồi. Trời mưa phải ru rú ở trong nhà, hẳn là không có cái cảnh bầy đoàn rước đèn vui cùng với chị Hằng chú Cuội. Trời mưa nên hẳn là không có hình ảnh bọn trẻ í ới đi rảo khắp đường làng.

SaiGon Trung Thu, đã mấy năm rồi không nhấm nháp đúng hương vị của tết Trông Trăng. Ở đâu cũng là trăng, nhưng trăng rằm SaiGon trở nên nhợt nhạt dưới ánh đèn đường. Đón trăng nhú lên khỏi mấy cái cao ốc, cố đánh lừa với mình là trăng vừa nhô khỏi mấy cành tre, ngọn núi, nhưng rồi lại càng thấy mình trở nên ngớ ngẩn với trăng hơn.

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

THI THOẠI CỦA QUÁCH TẤN

THI THOẠI TRONG DI CẢO CỦA NHÀ THƠ QUÁCH TẤN CHƯA CÔNG BỐ


Hiện nay gia đình nhà thơ Quách Tấn còn trân trọng lưu giữ một chiếc hộp chứa 4 món đồ mà thuở sinh tiền nhà thơ đã xem như báu vật. Đó là tập sách Tô Văn Trung Thi Hiệp Chú, tập Lữ Đường Thi, một khúc sừng sơn ngưu, cùng ba lá mận khô. Với đời thường, giữa cuộc sống bon chen tay làm hàm nhai, những món đồ nầy chẳng đáng được xem là báu vật. Nhưng đối với nhà thơ, mỗi báu vật của ông đã có một mảnh đời luôn sống bên cạnh ông, cùng đi với ông trong khung trời của tâm hồn Mùa Cổ Điển.

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

VĂN TẾ CHỒNG

Ảnh minh họa



*  Bài văn tế do Quách Tấn soạn cho Bà Quả phụ Tam Hà - Trần Thiếu Du tế ngày tuần giáp năm (tiểu tường) của chồng, năm 1948.
Cụ Tam Hà người Thuận Nghĩa, sinh năm Tân Sửu (1901), là con cháu họ Trần ở Bình Khê có mối quan hệ với triều đại Nhà Tây Sơn. Thời Pháp thuộc tham gia tổ chức cách mạng của Đồng Sỹ Bình và Bửu Đình, bị bắt giam ở Lao Bảo ngót 10 năm. Năm 1936, Mặt Trận Bình Dân ở Pháp lên cầm quyền mới được phóng thích. Sau khi ở Lao Bảo về, cụ tham gia biên tập cho tờ Nhành Lúa, tờ báo chống chính quyền bảo hộ thời Pháp thuộc. Làm bạn vong niên với nhà thơ Quách Tấn khi nhà thơ về lại quê nhà tránh loạn lạc thời 9 năm kháng chiến.

Theo thi sĩ Quách Tấn, cụ Tam Hà là người đã tạo điều kiện cho ông bước vào thể loại Văn Tế. Và bài Văn nầy được xem như là bài hay nhất trong các bài thuộc thể loại nầy được biết do Quách Tấn chấp bút.

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

MỘT TẤM LÒNG TRONG QUÁCH TẤN



Hiện nay gia đình nhà thơ Quách Tấn còn trân trọng lưu giữ 4 món đồ mà thuở sinh tiền nhà thơ đã xem như báu vật.

Báu vật thứ nhất : Tập Lữ Đường Di Cảo, tập thơ của Thái Thuận, một Tiến sĩ đời Lê Thánh Tông. Với ông, “những tinh túy gởi gắm trong thơ ca đều kết tinh từ những bài Đường thi”. Mà thơ của Thái Thuận là những bài luật Đường của người Việt Nam mang đậm nét, hình ảnh, phong vị của Đường Thi. Ông viết sau tập thơ : “Viết truyện về Lữ – Đường mà tình cờ được tập thơ của Lữ – Đường, tưởng cũng là một truyện ngẫu nhiên kỳ thú”. Ông đã có tuyển dịch 56 bài thơ của Thái Thuận in thành tập Lữ đường Thi Tuyển Dịch.

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

NHỚ BẠN HIỀN

NHÂN ĐỌC “TRONG NHƯ TIẾNG HẠC BAY QUA” CỦA HUỲNH KIM BỬU


“Trong Như Tiếng Hạc Bay Qua” là tập tản văn & bút ký thứ 2 (tác phẩm thứ 3) của Huỳnh Kim Bửu vừa được nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành vào quý 3 năm 2011. Tác phẩm đầu tay là:”Nơi Con Sông Côn Chảy Qua” (nhà XB Trẻ 2009). Tôi đã được đọc cả hai tập tản văn & bút ký này của anh bởi chúng tôi vẫn thường gặp nhau và gởi tặng “quà sách” cho nhau như một niềm vui, niềm an ủi cần chia sẻ trong cái phố thị nhỏ hẹp buồn hiu này…

Vẫn giọng văn trong sáng, giản dị, và thâm trầm – HKB đã nhẩn nha, đã tẩn mẩn, đã thong dong ghi lại những điều quanh anh ( cả quá khứ & hiện tại) một cách thích thú và chăm chỉ! Anh từ tốn, chậm rải, có chút trang trọng nhớ thương trong hoài niệm để miệt mài ngày đêm bên trang viết - đi hết những khắc ghi nầy, đến sự mô tả kia – những gì đã cho anh một thời quan tâm, gắn bó, sồng và nhớ đến như một điều không thể nào quên trong đời.Đọc văn anh – những bài bút ký về những đề tài hết sức gần gũi, có thể nói là tầm thường (như cái chõng tre, cái phản, cái ao làng. cái nhà bếp. bộ ngựa gõ, cho đến ổ bánh mì nòng giòn, cau, gác trọ…) – nhưng tôi luôn luôn “tủm tỉm cười” vì sự thích thú, đôi khi ngạc nhiên vì sự tế nhị chăm chút tỉ mỉ của anh để làm cho những gì “đã chết đi” sống trở lại tươi mát và mới lạ!