Đò chiều còn đó người đưa, Ngâm Ai Tư Vãn người xưa đâu rồi

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

XỨ ĐÀNG TRONG NĂM 1621 (13)

Cuốn Lịch sử Xứ Đàng Ngoài A.Rhodes viết năm 1652

CHƯƠNG 13 : VỀ XỨ ĐÀNG NGOÀI

Trong năm năm [1]ở Đàng Trong, tôi chuyên cần tìm hiểu và học để biết chắc chắn những gì liên quan đến Đàng Ngoài; ngôn ngữ là ngôn ngữ chung vì cả hai xứ đều thuộc về một quốc gia. Theo những câu chuyện những người từ Đàng Trong tới tỉnh Quy Nhơn, nơi tôi thường trú, kể lại, tôi sẽ chỉ thuật lại những gì cần thiết cho việc tìm hiểu xứ Đàng Trong và việc cai trị xứ này vẫn còn thuộc về Đàng Ngoài.

Về địa thế, không kể Đàng Trong phụ thuộc vào Đàng Ngoài, thì gồm có 4 tỉnh có bề rộng và bề dài bằng nhau, ở giữa là kinh thành của Đàng Ngoài, tên kinh thành này cũng là tên cho cả nước [2], ở đây có triều đình và có vua cai trị. Kinh thành thì ở giữa có bốn tỉnh vâyquanh như một hình vuông góc, các tỉnh khá lớn, diện tích cả nước gấp bốn lần Đàng Trong. Phía Đông là vịnh Hải Nam, giữa có con sông lớn, thuyền bè đi lại được, nó bắt nguồn từ tỉnh Đàng Ngoài xa chừng 18 dặm, có một số thuyền Nhật Bản.

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

XỨ ĐÀNG TRONG NĂM 1621 (12)


Diễn Tuồng ở Xứ Đàng Trong qua tranh Borrow vẽ năm 1792

CHƯƠNG 12 : ĐỜI SỐNG TINH THẦN Ở ĐÀNG TRONG

Xứ Đàng Trong còn có nhiều đền chùa rất đẹp với tháp cao và lầu chuông. Mỗi địa điểm dù nhỏ bé đến đâu thì cũng có đền chùa thờ cúng thần Phật. Có những pho tượng rất lớn có vàng có bạc chứa chấp và tàng trữ ở trong. Thật không hơn không kém là một kho tàng thánh trong ngực hay trong bụng pho tượng. Không ai dám sờ mó vào trừ khi bị lâm vào cơn túng quẫn cùng cực. Một tên ăn trộm nào đó thò tay lục trong bụng tượng mà không nghĩ đến tầm quan trọng của việc phạm thánh, vì ở đây người ta vẫn quan niệm rằng làm như vậy là phạm thượng. Lại nữa họ đeo ở cổ nào là tràng hạt, chuỗi hột. Họ tổ chức rước sách, lễ lạt rất long trọng, để kính thần Phật như chúng ta thấy nơi những giáo dân sốt sắng nhất của ta. Và hơn nữa có những ông sãi có chức tương ứng với chức tu viện trưởng, giám mục và tổng giám mục cũng cầm gậy dát vàng dát bạc không khác những gậy chúng ta dùng trong Giáo hội.

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

XỨ ĐÀNG TRONG NĂM 1621 (11)



CHƯƠNG 11: THIÊN VĂN

Trước hết nên biết về một ít tục lệ thịnh hành trong xứ này có liên quan tới thiên văn học, nhất là về những thiên thực. Họ ham hiểu biết khao này đến nỗi trong viện đại học [1] của họ có những phòng rất rộng lớn để giảng khoa này một cách công khai và người ta trích ra nhiều tiền thưởng và dành cho các nhà thiên văn lợi tức đặc biệt gồm có nhiều ruộng vườn để làm một thứ tiền lương. Chúa có các nhà thiên văn của chúa. Hoàng tử có các nhà thiên văn của hoàng tử. Những người này chuyên chú học hỏi để rồi thông báo cho đúng thời kỳ có thiên thực. Nhưng họ không có bộ lịch cải cách và những khoa chuyên nghiệp bàn về sự vận chuyển của mặt trời và mặt trăng nên họ thường tính rất sai về mặt trăng và nguyệt thực, do đó thường thường họ nhầm tới hai hay ba giờ và nhiều khi, tuy hiếm hơn, tới một ngày trọn, còn họ chỉ tính đúng về điều chính yếu của thiên thực [2]. Khi họ tính đúng thì họ được ban thưởng cho đất ruộng, trái lại nếu tính sai thì mất cả những ruộng đất đã được từ những lần trước.

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

XỨ ĐÀNG TRONG NĂM 1621 (9)&(10)


CHƯƠNG 9 : QUAN TRẤN THỦ QUY NHƠN ĐƯA CÁC CHA DÒNG TÊN ĐẾN TỈNH ÔNG CAI QUẢN VÀ CHO DỰNG MỘT TRÚ SỞ VÀ MỘT NHÀ THỜ CHO CÁC CHA

Cha Buzomi, cha De Pina và tôi, chúng tôi bỏ Hội An để đi Quy Nhơn theo quan trấn thủ của tỉnh đó. Suốt cuộc hành trình, ông đối đãi với chúng tôi rất lịch sự và tỏ ra hết sức tử tế. Ông luôn luôn để chúng tôi ở cùng nhà với ông và đối xử với chúng tôi một cách rất đặc biệt. Thực ra chúng tôi chẳng có thế giá gì về mặt con người bắt buộc ông phải xử như thế.

Ông dành một chiếc thuyền để phục dịch riêng cho một mình chúng tôi và các người thông ngôn, không muốn cho chúng tôi để đồ đạc ở đó, vì đã có một thuyền khác dành riêng cho việc này. Chúng tôi trẩy đi suốt mười hai ngày với đầy đủ tiện nghi, sáng chiều đậu bến [1]

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

XỨ ĐÀNG TRONG NĂM 1621 (8)


Cảng Đà Nẵng - Xứ Đàng Trong ngày xưa

CHƯƠNG 8 : VỀ THƯƠNG MẠI VÀ CÁC HẢI CẢNG Ở XỨ ĐÀNG TRONG

Xứ Đàng Trong có rất nhiều thứ thuận lợi cho sinh hoạt con người như chúng tôi đã nói trước đây. Vì thế mà dân xứ này không ưa và không có khuynh hướng đi đến các nơi khác để buôn bán, cũng như không bao giờ ra khơi quá xa đến độ không còn trông thấy bờ biển và lãnh thổ của tổ quốc yêu quý của họ [1], mặc dầu họ dễ dàng cho người ngoại quốc vào hải cảng của họ và họ thích thú thấy người ta tới buôn bán trong lãnh thổ của họ, không những từ những nước và tỉnh lân cận mà từ cả những xứ rất xa. Về vấn đề này, họ không cần phải dùng những mánh lới gì lớn, người ngoại quốc đủ bị quyến rũ bởi đất đai phì nhiêu và thèm muốn những của cải tràn đầy trong xứ họ. Không những người xứ Đàng Ngoài, xứ Campuchia và Phúc Kiến và mấy xứ lân cận đến buôn bán, mà mỗi ngày người ta còn thấy các thương gia đến từ những miền đất xa xôi như Trung Quốc, Macao, Nhật Bản, Manila và Malacca. Tất cả đều đem bạc tới xứ Đàng Trong để đem hàng hóa xứ này về. Thực ra không phải là mua hàng hóa mà là trao đổi với cùng một thứ bạc kể như hàng hóa, lúc cao lúc hạ tuỳ theo có nhiều hay có ít bạc, tuỳ theo có nhiều hay ít tơ lụa và những mặt hàng khác.

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

XỨ ĐÀNG TRONG NĂM 1621 (7)


Người Xứ Đàng Trong (Barrow - 1792)

CHƯƠNG 7 : LỰC LƯỢNG CỦA CHÚA ĐÀNG TRONG

Như đã nói ở đầu bản ký sự này là Đàng Trong trước kia là một tỉnh tách rời khỏi xứ Đàng Ngoài. Cụ cố [1] của chúa đương thời đã vô cớ chiếm đoạt, lập nhà nước và phản nghịch cùng chúa Đàng Ngoài. Rồi họ trở nên mạnh dạn hơn khi được cung cấp trong một thời gian rất ngắn, nhiều thứ súng lớn tịch thu và lượm nhặt được do tàu và thuyền chiến bị đắm trôi dạt vào bờ biển: thực ra tàu người Bồ cũng như người Hòa Lan[2] thường đâm vào cồn đá và người bản xứ vớt được như ngày nay có thấy.

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

XỨ ĐÀNG TRONG NĂM 1621 (6)


Bản đồ Xứ đàng trong người Hà Lan vẽ năm 1594

CHƯƠNG 6 : VỀ HÀNH CHÍNH VÀ DÂN CHÍNH NƠI NGƯỜI ĐÀNG TRONG

Tôi sẽ nói vắn tắt đủ để hiểu biết một cách ngắn gọn. Bởi vì nếu tôi trình bày dài dòng quá thì tôi sẽ đi xa ý tôi đã định cho tôi trong bản tường trình này. Nói chung thì việc hành chính có cái gì giống như ở Nhật và ở Tàu. Thế nhưng, người Nhật trọng nhiều về võ thuật hơn về học thuật. Trái lại người Tàu trọng nhiều về học thuật và coi thường võ thuật. Người Đàng Trong không hoàn toàn xa người Nhật và lại cũng gần người Tàu, nghĩa là ở giữa và cũng theo tinh thần của dân tộc mình, vừa trọng võ vừa chuộng văn tuỳ theo cơ hội. Do đó họ thưởng và đặt lên các chức vụ và cấp bậc trong nước, khi thì là các tiến sĩ, lúc thì là các tướng sĩ, họ chỉ định và cắt đặt lúc thì người này khi thì người kia tuỳ theo nhu cầu.

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

XỨ ĐÀNG TRONG NĂM 1621 (5) tiếp theo ...


Xứ Đàng Trong qua tranh của Barrow vẽ năm 1792

CHƯƠNG 5 : VỀ TÍNH TÌNH, PHONG HÓA, TỤC LỆ NGƯỜI ĐÀNG TRONG, CÁCH SỐNG, CÁCH ĂN MẶC VÀ THUỐC MEN CỦA HỌ (tiep theo)

Dân Đàng Trong rất trọng những tục lệ của họ. Họ khinh những tục lệ của người ngoại quốc như người Tàu. Các cha không cần thay đổi y phục, thực ra không khác cách ăn vận chung ở khắp An Độ. Các ngài mặc áo chùng bằng sợi bông rộng gọilà elingon thường làm màu thanh thiên và ra nơi công chúng như thế không thêm áo dái hay áo choàng [7]. Cũng không đi giầy như tục người Châu Au hay người bản xứ: vì giầy Châu Au thì làm gì có mà đi và cũng không ai biết làm [8], còn dép bản xứ thì không sao đi được vì rất bất tiện cho người chưa quen, nên đau chân, bởi vì các khuy làm cho ngón chân dãn ra, ngón nọ cách xa ngón kia, do đó, các ngài ưa đi chân không và bị đau chân hoài nhất là trong lúc đầu, vì đất ẩm ướt, và vì chưa quen. Vẫn biết là sau một thời gian thì theo tính tự nhiên cũng quen dần, da cứng lại đến nỗi không có thấy khó chịu, mặc dầu phải đi trên đường có nhiều đá sỏi và gai. Riêng tôi, tôi đã quen lắm đến nỗi khi trở về Macao, tôi không chịu được giầy, cảm thấy chúng thật nặng nề và làm chân tôi vướng víu làm sao. [9]

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

XỨ ĐÀNG TRONG NĂM 1621 (5)

Xứ Đàng Trong qua tranh của Barrow vẽ năm 1792

CHƯƠNG 5 : VỀ TÍNH TÌNH, PHONG HÓA, TỤC LỆ NGƯỜI ĐÀNG TRONG, CÁCH SỐNG, CÁCH ĂN MẶC VÀ THUỐC MEN CỦA HỌ

Về màu da thì người Đàng Trong không khác người Tàu, tất cả đều có sắc xám xanh [1], nếu là người ở ven biển, còn những người khác từ nội địa cho tới biên giới Đàng Ngoài thì cũng trắng như người Châu Au. Về nét mặt thì cũng giống, như người Tàu, cũng có mũi tẹt, mắt bé. Còn về kích thước thì trung bình, tôi có ý nói, họ không quá lùn như người Nhật, không quá cao như người Tàu. Nhưng về thân hình vạm vỡ thì họ vượt cả hai, về can đảm thì hơn người Tàu, chỉ có người Nhật là hơn họ về một điểm độc nhất là coi thường mạng sống trong gian nguy và chiến trận. Người Nhật không kể chi, không sợ chết bằng bất cứ giá nào. Người Đàng Trong dịu dàng hơn và lịch thiệp hơn khi đàm đạo, hơn tất cả các dân phương Đông nào khác, tuy một đàng dũng cảm, nhưng đàng khác họ lại rất dễ nổi giận.

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

XỨ ĐÀNG TRONG NĂM 1621 (4)



CHƯƠNG 4 : VOI VÀ TÊ GIÁC

Rừng xứ Đàng Trong có rất nhiều voi, nhưng người ta không sử dụng được vì chưa biết cách bắt và luyện chúng. Vì thế phải đưa những con voi đã thuần phục và dạy dỗ từ nước láng giềng Campuchia. Voi ở đây lớn gấp hai voi ở An Độ. Chân và vết chân nó để lại đường kính đo được chừng nửa mét. Răng thò ra từ miệng gọi là ngà voi thì dài tới 4.7m, đó là voi đực. Ngà của voi cái thì ngắn hơn nhiều. Vì thế người ta dễ nhận thấy voi ở xứ Đàng Trong to lớn hơn voi người ta vẫn dẫn đi diễu ở Châu Âu tới mức nào: ngà của các con voi này chưa được 8 tấc.

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

TIN BUỒN


NHẬN ĐƯỢC TIN

Nhà Văn, Nhà Giáo  NGUYỄN MỘNG GIÁC  Sinh năm 1940 ở Bình Định
Nguyên trước là Hiệu Trưởng Trung Học Cường Đễ Qui Nhơn. Tác giả của tập truyện Sông Côn Mùa Lũ.
Định cư ở Westminster, Orange Dístrict, Cali.

Đã tạ thế ngày 02 tháng 07 năm 2012, lúc 22h15’ giờ địa phương. Hưởng thọ 72 tuổi
NonNuocBinhKhe nguyện cầu Thầy thanh thản cõi vĩnh hằng. Chia buồn cùng tang quyến và anh em cựu học sinh Trung Học Cường Đễ Qui Nhơn, anh em TaySon blog, CuongDe - NTH 6875, XuNau org.

XỨ ĐÀNG TRONG NĂM 1621 (3)

VietNam - Đàng Trong cuối thế kỷ 19

CHƯƠNG 3 : ĐẤT ĐAI PHÌ NHIÊU

Người ta dễ dàng nhận thấy là nước lụt đã làm cho đất đai ở xứ Đàng Trong phì nhiêu, như chúng tôi vừa nói. Tuy nhiên, tôi thấy còn phải kể nhiều sự đặc biệt khác nữa.

Nước lụt làm cho đất mầu mỡ và phì nhiêu nên mỗi năm có ba vụ lúa [1], đầy đủ và dồi dào đến nỗi không ai phải lam lũ vất vả để sinh sống, ai cũng sung túc.

Quanh năm có rất nhiều và có đủ thứ trái cây như ở An Độ, vì xứ Đàng Trong có cùng khí hậu như ở An. Nhưng đặc biệt là cam ở Đàng Trong trái lớn hơn ở Châu Au to và rất ngọt. Vỏ rất dể bóc, mềm và ngon, cam có thể ăn được cả vỏ lẫn ruột và có mùi vị thơm như trái chanh [2] ở Ý.

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

XỨ ĐÀNG TRONG NĂM 1621 (1)&(2)



Cristophoro Borri là một giáo sĩ Dòng Tên người Ý đã đến Đàng Trong truyền giáo những năm đầu thế kỷ mười bảy. Bên cạnh việc phụng mệnh Chúa, trong năm năm lưu trú tại Đàng Trong, ông chăm chỉ học tiếng bản ngữ, quan sát phong tục tập quán của người Việt để rồi cuối cùng đã ghi lại các trải nghiệm cùng nhận xét của mình trong bản tường trình về xứ này.

Tác phẩm của Cristophoro Borri được viết bằng tiếng Ý, xuất bản lần đầu năm 1631 tại Rome, hiện tại bản sách này còn được lưu giữ tại Vatican. Về sau, nó được dịch ra các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Hà Lan, v.v… và nay là tiếng Việt, với tựa là Xứ Đàng Trong năm 1621. Bản dịch của Nguyễn Khắc Xuyên, Nguyễn Nghị