Đò chiều còn đó người đưa, Ngâm Ai Tư Vãn người xưa đâu rồi

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

LỜI CUỐI NĂM


Con kiến mà leo cành đa
Leo phải cành cụt leo ra leo vào
Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cụt leo vào leo ra
Leo ra rồi lại leo vào
Leo đến chừng nào kiến mỏi thì thôi.
.

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

TRUYỆN GIÁNG SINH

GÓI QUÀ KHÁC THƯỜNG  -  Barbara King



Ánh sáng của những chùm đèn màu chiếu lấp lánh vào những sợi dây kim tuyến, cùng những quả thông trang trí cho cây thông khổng lồ trong lớp học chúng tôi. Bàn học được đẩy lùi ra sau, thay vào đó là các dãy ghế xếp. Chúng tôi vừa diễn xong màn hoạt cảnh về Giáng Sinh thật tuyệt vời. Bây giờ các phụ huynh và đám bạn bè nôn nóng được về nhà, nhưng họ vẫn ngồi nán lại. Lúc này là giờ trao đổi những món quà được gói thật đẹp đang chất đống dưới gốc thông.

Từ đầu tháng Mười Hai, mỗi đứa chúng tôi phải rút một lá thăm - trên mỗi lá thăm có ghi một cái tên - đựng trong lon cà phê cũ. Nhiệm vụ của chúng tôi là mua quà Giáng Sinh cho người đó. Tất cả chúng tôi đều hy vọng rút được tên của người mình thích hoặc tên của đứa bạn thân.

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

BẾN VẮNG

Lĩnh Thụy

 
Đoàn thuyền Chiêm Vương Chế Bồng Nga ra đi đã hơn nửa mùa trăng, thành Đồ Bàn triền miên chìm sâu trong làn sương mỏng, chiểu lại chiều bến vắng thêm thê lương, tiêu điều buồn bã. Phía túp lều xơ xác, đìu hiu của người đánh cá già nua bên kia dòng lụa trắng xóa, bập bùng ánh lửa. Ếch nhái bắt đầu lên tiếng, đêm từng đêm thao thức xin nguyện cầu cho nhân thế bớt điêu linh … Và xa xăm tự xóm làng hoang liêu, thưa thớt vọng lại tiếng gà xác xao buồn tha thiết. Trăng mới vừa lên ánh sáng dịu huyền nạm vàng bờ trúc lả lơi, gió ngàn mơn man nhẹ thoảng, cành lá khẽ lung linh xao động, chiếc bóng dài sõng soài in trên sóng biếc, ngã màu vàng lóng lánh. Những con đom đóm thẹn thùa lẫn mình trong bóng tối mông lung huyền ảo, đêm trường tĩnh mịch, như dài vô hạn của nước non Chàm vẫn còn vương nặng vô vàn nỗi niềm bí ẩn chưa tan !

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

TIÊN SƠN THI TẬP

Lễ ký Hòa ước Quý Mùi 1883

Hiệp Biện Đại Học Sĩ Trần Đình Túc (1816 - 1899) người làng Hà Trung, huyện Địa Linh (nay là Gio Linh), Quảng Trị. Năm 1873 từng được cử ra dàn xếp vụ Francis Garnier ở Thành Hà Nội, năm 1883 là Chánh sứ trong vụ thương thuyết hiệp ước với Harmand. Di cảo để lại có Tiên Sơn Thi Tập, khoảng 200 bài thơ.

Thơ trong Tiên Sơn Thi Tập của cụ chủ yếu là tự sự, vịnh cảnh, nói về quan hệ bạn bè với thi hữu đương thời như Đặng Huy Trứ, Phạm Phú Thứ … Lâu nay ít phổ biến rộng rãi.

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

KHÓI SƯƠNG





Mây bồng khói thuốc phiêu phiêu
Ly cà phê đọng bóng chiều mờ sương
Khói sương đắng giọt vô thường
Bên kia sương khói cố hương dặm trường

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

HUYỆN TUY VIỄN

100 NĂM VÙNG ĐẤT ĐỊA ĐẦU

Tháp Cánh Tiên - Thành Đồ Bàn


Một trăm năm thường lấy làm biểu tượng cho một đời người. Đời người một trăm năm ngắn ngủi như bóng câu qua cửa sổ, nhưng một trăm năm của lịch sử với bao thăng trầm thì quá dài trong tâm tưởng của những lưu dân gian nan đi mở đất.

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

NAM HÀNH BIỆT ĐỆ




     
          韋

       澹 水,
       悠 情。
       落 恨,
       到 聲。

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011

BÀI THƠ ĐIỆP TỪ

Linh Đàn

Đèo Hải Vân

Trên con đường xuyên Việt , đèo Hải Vân là đề tài bất tận muôn thuở của thơ ca, tản mạn trong nhân gian, chắc hẳn rằng cảnh quan ở đây cũng tương xứng với một núi thơ, một biển thơ, một trời thơ, không chỉ của người Việt Nam, mà còn cả người ngoại quốc, thi nhân hay người yêu thơ qua đây không nhiều thì ít cũng để lại cho đời những vần thơ, trong đó có nhà nho Nguyễn Hy Lượng (1882 – 1953), quê ở Lan Đình, Gio Linh, Quảng Trị, nhân chuyến đi thăm con trai làm việc ở sở hỏa xa Đà Nẵng, vào năm 1950 lần đâu tiên qua đèo Hải Vân, Cụ có cảm tác bài thơ :